Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2012, có 3 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD là gạo, cà phê, đồ gỗ; 4 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục là ngành khởi sắc trong toàn bộ nền kinh tế.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2012, có 3 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD là gạo, cà phê, đồ gỗ; 4 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, nông nghiệp Việt
Thế nhưng thực tế cho thấy, hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta lại vấp phải tình trạng “được mùa, mất giá”, chất lượng chưa bảo đảm cho đơn hàng xuất khẩu, nông dân chạy theo tín hiệu của thị trường ngắn hạn, gây lãng phí lớn cho xã hội về tiềm lực xuất khẩu.
Đồng thời, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá cho hàng nông sản xuất khẩu chưa được chú trọng, nên gạo của ta vẫn thua về giá so với gạo cùng loại của các nước trong khu vực. Do vậy, chiến lược đầu tiên mà người nông dân cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện đó là nâng cao chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn nhà nhập khẩu đặt ra.
Dự báo, đến năm 2015, dân số toàn cầu sẽ lên đến con số 9,2 tỷ người. Đây là cơ hội cho một nước nông nghiệp như Việt Nam xuất khẩu nông sản, nhưng vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chiến lược xuất khẩu như thế nào để khẳng định vị thế của mình trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp nói riêng vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Kinh tế vĩ mô mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; năng lực chế biến nông sản chưa bắt kịp với khu vực.
Những biến động của thị trường thế giới sẽ tác động nhanh hơn, mạnh hơn đến sản xuất nông nghiệp Việt
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin