Mức lương và mức sống!

06:05, 10/05/2013

Theo Viện Khoa học- Lao động- Xã hội, chính sách tiền lương hiện nay lạc hậu, chậm biến đổi nhất. Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương tối thiểu nhưng lương tối thiểu chỉ mới đáp ứng được 60- 70% chi phí tối thiểu, đủ sống. Thêm vào đó, lương tối thiểu có xu hướng ngày càng ở rất xa nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Theo Viện Khoa học- Lao động- Xã hội, chính sách tiền lương hiện nay lạc hậu, chậm biến đổi nhất. Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương tối thiểu nhưng lương tối thiểu chỉ mới đáp ứng được 60- 70% chi phí tối thiểu, đủ sống. Thêm vào đó, lương tối thiểu có xu hướng ngày càng ở rất xa nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động gồm 3 yếu tố: nhu cầu về lương thực, thực phẩm; nhu cầu phi lương thực, thực phẩm gồm đi lại, học hành, vui chơi giải trí... nhu cầu nuôi con. Khảo sát cho thấy có tới 94% lao động phải làm thêm giờ để bảo đảm nhu cầu đời sống.
 
Điều dễ nhận thấy “bằng trực quan” đó là những nữ công nhân da giày, may mặc... sau vài năm đi làm thì cứ gầy còm, ốm nhóc ốm nheo dần đi? Lý do: họ phải tiêu hao sức lao động rất lớn mà chất lượng bữa ăn không bảo đảm mức… tối thiểu.

Lương đủ sống trở thành mục tiêu của cải cách tiền lương trong những năm gần đây. Nhưng còn quá nhiều ràng buộc khiến cho việc thực hiện cải cách tiền lương vẫn ở trong mớ bùng nhùng và lương tối thiểu chưa thể đủ sống đối với hầu hết người lao động.

Mới đây, Bộ LĐ- TB và XH đề xuất giãn lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu. Theo đề xuất này, lương tối thiểu sẽ đuổi kịp mức sống tối thiểu vào năm 2016, thay vì năm 2015 như dự kiến trước đây.

Như vậy, mặc dù đã có nhiều ý kiến đóng góp, cùng hàng loạt đề tài nghiên cứu được thực hiện nhưng “lương tối thiểu” và “mức sống tối thiểu” vẫn ngày càng xa nhau.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh