Trong vài năm qua, theo đà suy thoái kinh tế thế giới, thực trạng quy mô doanh nghiệp ở nước ta cũng dần teo tóp. Biết vậy, song cho đến trước kỳ họp Quốc hội thì mới giật mình trước những “con số biết nói”.
Trong vài năm qua, theo đà suy thoái kinh tế thế giới, thực trạng quy mô doanh nghiệp ở nước ta cũng dần teo tóp. Biết vậy, song cho đến trước kỳ họp Quốc hội thì mới giật mình trước những “con số biết nói”.
Mỗi tháng có 4.900- 5.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản và số lượng doanh nghiệp phá sản gia tăng chóng mặt (năm 2010: 43.000; năm 2011: 53.000; năm 2012: 54.000). Ngay cả những doanh nghiệp còn “thoi thóp” cũng đang ở vào tình trạng cần “tiếp hơi”: 69% báo lỗ trong năm 2012, với số lỗ lên tới hơn 50.000 tỷ đồng. Bởi vậy, một thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã dùng từ “dịch phá sản” để nói về thực trạng này.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải giải cứu doanh nghiệp khẩn cấp, bởi đây là lực lượng tạo ra của cải vật chất và việc làm của xã hội. Doanh nghiệp được “bóp bóng”, bơm tiền thì mới giải quyết được công ăn việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần giảm đà suy giảm kinh tế.
Có người còn “lo xa” (mà cũng thật gần) là để “chặn đứng được sự hoang mang có tính chất dây chuyền đang nằm trong những bản báo cáo với mấy chữ nghe qua tưởng chuyện nhỏ: suy giảm lòng tin”. Và, để chặn đà suy giảm kinh tế, không chỉ cứu công- thương nghiệp mà nông nghiệp cũng là một mảng chủ lực trong nền kinh tế và đang cần được cứu hơn bao giờ hết.
Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân đã gióng lên hồi chuông: “Cứu doanh nghiệp phải song hành với cứu nông dân, nông nghiệp”. Bởi nông nghiệp bất ổn thì nền kinh tế không còn cứu cánh. Bởi “bất ổn ở nông thôn là bất ổn xã hội, bất ổn chính trị”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin