Con số nói lên điều gì?

06:05, 28/05/2013

Các chuyên gia kinh tế đã nhìn ra sự bất thường trong các con số thống kê kinh tế Việt Nam. Vấn đề đáng nói là con số thống kê chính xác sẽ giúp chuyện “chẩn bệnh, kê toa” chính xác hơn. Còn những con số ảo hay nói khác là những con số thành tích sẽ ngăn cản những nỗ lực phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế đã nhìn ra sự bất thường trong các con số thống kê kinh tế Việt Nam . Vấn đề đáng nói là con số thống kê chính xác sẽ giúp chuyện “chẩn bệnh, kê toa” chính xác hơn. Còn những con số ảo hay nói khác là những con số thành tích sẽ ngăn cản những nỗ lực phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia dẫn lại công thức tính GDP dựa trên tổng mức tiêu dùng cộng với đầu tư, xuất khẩu và trừ đi nhập khẩu.

Theo công thức này, việc tính toán để cho ra con số GDP quý I ở mức 4,89% không thuyết phục. Dư nợ tín dụng 3 tháng tăng không đáng kể 0,03% nhưng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước lại tăng tới 11%. Sự bất hợp lý thể hiện ở chỗ tăng trưởng tín dụng gần như giậm chân tại chỗ mà dòng vốn chảy vào doanh nghiệp lại gấp nhiều lần.

Một nghịch lý nữa là xuất khẩu được công bố tăng 19,7%, nếu loại trừ yếu tố giá sẽ tăng tới 25%, tức giá xuất khẩu đã giảm khoảng 5%. Nhưng thực tế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I năm nay so với cùng kỳ tăng 6,9%. Nếu số liệu đúng, điều này có nghĩa giá bán cho các nước giảm 5%, còn mức giá bán cho tiêu dùng trong nước lại tăng cao (?!)

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng thắc mắc, mọi năm, tăng trưởng tín dụng khoảng 30%, GDP mới tăng 6%; còn nay tăng trưởng tín dụng quá bé nhỏ chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu và các chuyên gia kinh tế cũng chẳng thể lý giải.

Đừng vì bệnh thành tích mà con số thống kê bị sai. Nói như chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì “tới khi chỗ nào cũng “đau” thì muốn cứu cũng quá muộn”.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh