Trước, chuyện giảm sinh để giảm đà tăng dân số luôn là mục tiêu, là “quốc sách” trong công tác dân số. Nay, mức sinh ở nước ta đã xấp xỉ dưới mức sinh thay thế và đang đà giảm sinh, tiến tới mức sinh thấp.
Trước, chuyện giảm sinh để giảm đà tăng dân số luôn là mục tiêu, là “quốc sách” trong công tác dân số. Nay, mức sinh ở nước ta đã xấp xỉ dưới mức sinh thay thế và đang đà giảm sinh, tiến tới mức sinh thấp.
Nhiều quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đang phải đối mặt với thách thức về việc thiếu lao động và năng suất lao động trong tương lai do mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế. Việc này có khả năng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các thế hệ đang già hóa.
Trong 50 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, mức sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh; hiện xấp xỉ dưới mức sinh thay thế. Như vậy, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng lực lượng lao động sẽ giảm cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó, tuổi thọ của người dân tăng lên, đồng nghĩa với sức ép về cơ cấu dân số, già hóa dân số sẽ ngày càng lớn hơn.
Vậy nước ta cần ứng phó với nguy cơ mức giảm sinh thấp như thế nào để không là quá muộn? Chắc chắn là không thể từ bỏ các mục tiêu, chính sách về dân số- kế hoạch hóa gia đình như trước nay mà cần có sự “trở bộ” điều chỉnh phù hợp.
Một là cần tính đến đặc thù vùng miền để mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình, để có chất lượng dân số một cách tốt nhất.
Hai là Việt Nam cần tận dụng tốt giai đoạn dân số vàng (người trẻ tuổi đang chiếm khoảng 40% tổng dân số), đầu tư cho việc tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục có thể mang lại những lợi ích giúp phát triển bền vững.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin