Thông tin xăng giảm 500 đ/lít đã không được người tiêu dùng phấn khởi đón nhận mà ngược lại còn thêm bức xúc. Bởi hơn 10 ngày trước, giá xăng dầu tăng bình quân gấp 3 lần mức giảm mới đây. “Lên” nhanh “xuống” chậm- câu ví von của công chúng nói về giá xăng dầu lâu nay ở ta một lần nữa được minh chứng!
Thông tin xăng giảm 500 đ/lít đã không được người tiêu dùng phấn khởi đón nhận mà ngược lại còn thêm bức xúc. Bởi hơn 10 ngày trước, giá xăng dầu tăng bình quân gấp 3 lần mức giảm mới đây. “Lên” nhanh “xuống” chậm- câu ví von của công chúng nói về giá xăng dầu lâu nay ở ta một lần nữa được minh chứng!
Người dân thấy rằng khi giá xăng thế giới tăng thì giá trong nước lập tức nhảy vọt lên theo. Khi giá thế giới giảm thì giá trong nước chỉ giảm rất ít, điều này dường như đã trở thành quy luật bất biến.
Giá xăng dầu lẽ ra phải giảm từ giữa tháng 3 vừa qua nếu các khoản chi phí hình thành giá bán lẻ được minh bạch và quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên đúng mức. Tuy nhiên, sau “cú” tăng giá bị cho là “phản cảm” vừa qua, dư luận ầm ầm lên tiếng phản đối thì giá xăng dầu mới chịu giảm (nhưng cũng giảm… cho có) trong khi giá dầu thế giới đang nhích lên như hiện nay.
Xung quanh việc giá xăng giảm 500 đ/lít, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giảm như thế chỉ khiến người tiêu dùng bức xúc, chỉ là biện pháp sửa sai cho lần tăng giá xăng khủng trước đó...
Chính phủ luôn nói giá cả xăng dầu hãy để thị trường tự điều tiết- thì tại sao giá xăng dầu thế giới hạ mà mình vẫn “bảo lưu”?
Kinh tế thị trường thì chuyện lên xuống là chuyện bình thường, người tiêu dùng có thể chấp nhận; còn kiểu “lên” nhanh rồi “xuống”… chậm như vậy thì trách sao người tiêu dùng không khó chịu?
Cũng từ đó cho thấy, cơ sở cấu thành giá bán lẻ xăng dầu và cơ chế điều hành giá xăng dầu vẫn chưa minh bạch.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin