Trước đây, tâm lý người tiêu dùng sợ “mua hàng ngoại nhầm hàng nội”. Gần đây, có xu hướng ngược lại: “mua hàng nội sợ nhầm hàng sản xuất nước ngoài gắn mác hàng Việt”.
Trước đây, tâm lý người tiêu dùng sợ “mua hàng ngoại nhầm hàng nội”. Gần đây, có xu hướng ngược lại: “mua hàng nội sợ nhầm hàng sản xuất nước ngoài gắn mác hàng Việt”.
Điều đó cho thấy, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy tác dụng và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý tiêu dùng người dân; hàng hóa trong nước sản xuất đã từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thông qua chất lượng, giá cả, hình thức…
Hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt
Hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam, giả mạo những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam để lừa dối người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Các mặt hàng trọng điểm thường bị các đối tượng vi phạm dùng thủ đoạn đổi nhãn, bao bì, xuất xứ hàng hóa Việt Nam gồm 2 nhóm chính đó là thực phẩm (từ các loại rau, củ, quả; bột ngọt, bánh mứt kẹo, đồ uống đến gia cầm, nội tạng động vật, thực phẩm đóng gói sẵn); hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em); đồ dùng thiết bị giáo dục; mỹ phẩm, chất tẩy rửa; hàng gia dụng; đồ điện gia dụng đến đồ điện tử; dầu nhớt, nón bảo hiểm,…).
Vui vì hàng Việt đã khẳng định được chất lượng, tạo uy tín với người tiêu dùng. Lo vì những loại hàng giả hàng Việt đều là hàng sản xuất chất lượng rất thấp, thậm chí độc hại cho người sử dụng, được tuồn vào thị trường nước ta. Sau khi được phù phép, gắn nhãn mác hàng Việt thì đẩy giá lên gấp đôi gấp ba lần mà người tiêu dùng khó nhận biết.
Chuyện hàng ngoại giả hàng nội xem ra chỉ “vui một” nhưng “lo mười”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin