Ngày Trái đất được tổ chức hàng năm vào ngày 22/4 với mục đích nâng cao nhận thức và vận động toàn dân hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Ngày Trái đất được tổ chức hàng năm vào ngày 22/4 với mục đích nâng cao nhận thức và vận động toàn dân hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Sự kiện Ngày Trái đất năm 2013 vừa được Tổng cục Môi trường tổ chức, với chủ đề “Hãy dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước”, nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo vệ nguồn nước.
Mặc dù diện tích nước chiếm hơn 97% bề mặt Trái đất nhưng lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít chỉ chiếm khoảng… 3%.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với nguồn nước ngày càng trở nên thiếu hụt khi mà tất cả các dòng sông đều… ô nhiễm.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm nguồn nước: Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên như mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… đưa vào môi trường những chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng; do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người quá kém; do nước thải công nghiệp.
Chỉ riêng một nhà máy bột ngọt trong vòng vài năm đã “giết” chết dòng sông Thị Vải! “Con sông quê hương” có còn ai dám tắm? Còn chuyện nông dân miền Tây đi ruộng uống nước đìa đã là chuyện cổ tích…
“Letter written in the year 2070” (Bức thư năm 2070) do 2 tác giả Ria Ellawanger và Lopez Chaver Ariel Alahin viết dựa trên bài “Life in the year 2070” (Cuộc sống năm 2070) của cựu Tổng thống Ấn Độ- Tiến sĩ A.P.J.Abdul Kalam được đăng trên tạp chí Cronicas de los Tiempos:
“Tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ 50, thế mà trông như ông cụ 85 tuổi. Tôi bị đau thận rất nặng vì uống quá ít nước. Tôi nghĩ mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Hiện giờ tôi đã là người lớn tuổi nhất ở đây”. Khi ấy, con người sẽ phải lau mình bằng khăn giấy thấm dầu chứa khoáng chất, 80% thức ăn là lương thực tổng hợp, chỉ được phép uống nửa ly nước mỗi ngày, người ta chỉ còn da bọc xương, thân thể gầy còm, khô cằn vì thiếu nước, tuổi thọ trung bình là 35…”
Bức thư năm 2070 không chỉ là lời cảnh báo, mà còn là lời van xin khẩn thiết đến chúng ta, bởi chính chúng ta đang hàng ngày phá hủy môi trường một cách nghiêm trọng, sử dụng nước một cách lãng phí… những hành động gián tiếp phá hủy tương lai của bản thân và của những người khác.
Nhà khoa học người Đức Hans Joachim Schellnhuber có một nhận xét khá “sốc” khi đọc bức thư này: “Chúng ta đang cướp của cả quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại”.
Bức thư năm 2070– Thông điệp đáng suy ngẫm từ tương lai!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin