Chuyện bàn trà bây giờ hay râm ran chuyện chính sách dân số. Ở thành cũng như ở quê, dường như chưa bao giờ chuyện sanh đẻ lại được quan tâm như hiện nay.
Chuyện bàn trà bây giờ hay râm ran chuyện chính sách dân số. Ở thành cũng như ở quê, dường như chưa bao giờ chuyện sanh đẻ lại được quan tâm như hiện nay.
Chị Tư mắt đỏ hoe kể với chị phụ nữ ấp: “Ổng đòi đẻ đứa nữa, tui hổng chịu. Ổng nói bà đẻ vậy, gả con đi thì già bò ra vũng uống nước nghen”.
Chuyện tưởng bình thường, đơn giản nhưng cũng lắm sâu xa. Cho nên đành mang chuyện đẻ chửa của phụ nữ ra bàn (ủa, mà giờ thành chuyện của toàn dân rồi).
Người dân lo cha mẹ già, bệnh hoạn ai chăm khi cuộc sống thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa sẽ nuốt nhiều thời gian con cái ở công xưởng, công sở? Ngày trước làm nông thì khác, nếu người nhà bệnh thì bất quá nghỉ vài bữa ở nhà sáng cháo, chiều thuốc. Còn bây giờ, dù bệnh viện có dịch vụ nhưng vẫn phải có người “trực chiến” lỡ khi bác sĩ kêu mua thuốc, mua này mua kia...
Thế nên, chính sách dân số 1- 2 con phải được thực hiện đồng bộ với các vấn đề an sinh liên quan. Đó là hệ thống bệnh viện mà người chăm sóc là nhân viên y tế chứ không phải “1 bệnh nhân gánh thêm 1- 2 người nuôi bệnh” khiến bệnh viện thêm quá tải.
Đó là hệ thống nhà dưỡng lão hiện đại, đủ ấm áp, vui vẻ cho người già sống, giao lưu với nhau, để rồi cuối tuần con cháu rước về nhà quây quần vui vẻ. Người già rất sợ cô đơn, lại muốn nói toàn chuyện xưa nên khi con cháu đi làm hết thì không ai nói chuyện- dễ sinh bệnh lẩn thẩn.
Khi “xới” được 2 điều dân lo này thì chắc chắn người dân sẽ hoan hô chính sách dân số.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin