Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo cho vụ Đông Xuân 2012- 2013 đã được các doanh nghiệp mua tạm trữ trong hơn 1 tuần triển khai. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bất cập từ thực tế.
Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo cho vụ Đông Xuân 2012- 2013 đã được các doanh nghiệp mua tạm trữ trong hơn 1 tuần triển khai. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bất cập từ thực tế.
Theo nông dân tính đổ đồng, vụ lúa này có giá thành là 3.616 đ/kg, muốn có lãi 30% cho nông dân, giá mua lúa tại ruộng phải từ 4.700 đ/kg trở lên. Tuy nhiên, thực tế người dân bán tại ruộng cho thương lái chỉ khoảng 4.300- 4.400 đ/kg, thậm chí có nơi chỉ 4.000- 4.200 đ/kg. Với giá lúa này, hộ nào vay tiền ngân hàng để trồng lúa coi như… huề.
Một nông dân đứng nhìn đống lúa vừa tuốt xong tại ruộng, bức xúc: “Tôi thấy việc Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiền mua lúa, gạo tạm trữ chẳng có lợi cho nông dân. Phải chi Nhà nước lấy số tiền này cho tụi tôi vay với lãi suất thấp để trồng lúa còn có ý nghĩa hơn”.
Gần đây, ở một số khu vực còn xuất hiện “cò” mua lúa. Một số “cò” đến trả giá nếu đồng ý thì họ sẽ gọi thương lái đến mua.
Có lãnh đạo địa phương đặt nghi vấn: “Cách phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo cho các doanh nghiệp, liệu có ưu ái cho các doanh nghiệp “con cưng” thuộc VFA hay không? Hiện nay, nhiều địa phương phàn nàn chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo phân bổ chưa hợp lý theo sản lượng của từng địa phương. Có tỉnh sản lượng lúa lớn nhưng lại được phân bổ chỉ tiêu ít và ngược lại!”
Vì thế, nhiều lãnh đạo địa phương cho rằng công tác thu mua tạm trữ lúa gạo cần được làm bài bản hơn, chứ không chạy theo giải quyết tình thế mùa vụ. Thông tin về giá sàn, các doanh nghiệp được mua tạm trữ cũng nên được công bố sớm và rõ ràng, đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Lương thực với các địa phương.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin