Cần khẳng định rằng, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo. Hiểu nôm na, đó là một thứ tài nguyên mà nếu cứ khai thác theo kiểu tận thu, tức là cứ đào lên, rồi xuất bán, thì nó sẽ “một đi không trở lại”.
Cần khẳng định rằng, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo. Hiểu nôm na, đó là một thứ tài nguyên mà nếu cứ khai thác theo kiểu tận thu, tức là cứ đào lên, rồi xuất bán, thì nó sẽ “một đi không trở lại”.
Dọc dài đất nước, nơi phá rừng bán gỗ, nơi khoét núi bán than đá… Nhiều ngọn núi bị san bằng để “nhả” đá, “phun” xi măng. Nhưng, có ai ngờ Việt
Các công trình thủy điện được báo chí mô tả là mọc lên “chi chít”, “tràn lan”, đang gây ra rất nhiều lo ngại- theo cảnh báo của các nhà khoa học. Từ mất rừng, mất đất, mất an toàn cuộc sống người dân vùng hạ lưu, cho đến những nguy cơ thường trực của vỡ đập, lũ tràn hay cạn kiệt nước vào mùa khô. v.v… Và, đến nay câu chuyện này vẫn chưa thể dừng lại.
Vì nhu cầu phát triển kinh tế của những nước còn nghèo, vì mối lợi to lớn cho những ai đầu tư vào thủy điện, dường như những người sống hôm nay đang phải nhắm mắt để “ăn vào tương lai”.
Không chỉ có thủy điện mà thế giới hôm nay cũng đang ra sức đào bới, khai thác cạn kiệt tài nguyên của Trái đất này, bất chấp hậu quả để lại cho mai sau.
Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai thác vô tội vạ.
Rồi “phong trào” phát triển thủy điện “tùm lum tà la” làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Còn nhớ câu hát quen thuộc cách nay mấy mươi năm:“Nước sông Hồng không bao giờ cạn. Cửu Long giang này chở vạn hùng anh…” Vậy mà… nhiều năm nay sông Hồng thường xuyên trơ đáy!
Học sinh nhiều thế hệ thuộc nằm lòng câu “Nước Việt
Chúng ta đừng nhắm mắt “ăn vào tương lai” nữa.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin