Trong khi hầu hết hàng hóa đều tăng giá “theo tết” thì chỉ có lúa là giá giảm thê thảm. Hiện giá lúa tươi (mua tại ruộng) từ 4.400- 4.500 đ/kg, lúa khô từ 5.050- 5.200 đ/kg, giảm khoảng 500- 600 đ/kg so với nửa đầu tháng trước.
Trong khi hầu hết hàng hóa đều tăng giá “theo tết” thì chỉ có lúa là giá giảm thê thảm. Hiện giá lúa tươi (mua tại ruộng) từ 4.400- 4.500 đ/kg, lúa khô từ 5.050- 5.200 đ/kg, giảm khoảng 500- 600 đ/kg so với nửa đầu tháng trước.
Ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL cho biết, vụ Đông Xuân năm nay, toàn vùng gieo sạ khoảng 1,55 triệu hecta lúa và đã thu hoạch hơn 240.000ha. Hiện nông dân ở các tỉnh đang thu hoạch rộ lúa Đông Xuân sớm, năng suất khá cao nhưng giá lúa tuột thê thảm. Một giám đốc Sở nông nghiệp-PTNT cho rằng: Vụ Đông Xuân, nông dân phải đạt lợi nhuận từ 50- 60% mới giảm bớt khó khăn cho 2 vụ còn lại trong năm và bình quân thu nhập của người trồng lúa mới đạt 30% theo chỉ đạo của Chính phủ.
Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông báo thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân cho nông dân ĐBSCL, thời gian dự kiến từ 20/2- 31/3. Tuy nhiên, đến thời điểm ấy chắc gì nông dân còn lúa để bán? Vì nông dân rất cần tiền trang trải nợ nần cuối năm và chi dùng trong dịp tết.
Bởi vậy, từ lâu, việc thu mua tạm trữ đã không phát huy tác dụng khi đa phần doanh nghiệp mua lúa qua thương lái nên nông dân không được hưởng lợi. Khi vô vụ thu hoạch rộ, giá lúa giảm, VFA mới thu mua tạm trữ. Nhiều nông dân đã bán lúa trước đó để có tiền chi phí, không còn lúa trữ sẵn. Khi mua tạm trữ, giá tăng lên thì nông dân không còn lúa.
Đã đến lúc phải nghiêm túc xem lại việc triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho nền sản xuất lúa gạo nước ta trong dài hạn.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin