Nghĩ về lễ hội

09:02, 22/02/2013

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi…”! Đã không ít ý kiến phê phán tập tục này. Nhưng đâu chỉ tháng Giêng, có lễ hội ở nước ta có nơi kéo dài đến… 3 tháng.

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi…”! Đã không ít ý kiến phê phán tập tục này. Nhưng đâu chỉ tháng Giêng, có lễ hội ở nước ta có nơi kéo dài đến… 3 tháng.

Bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức.

Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành, đồng thời cũng là nơi người dân được vui chơi, bù đắp những thiếu thốn về tinh thần.
 
Nhưng gần đây đ
ã có nhiều điều tiếng phê phán những hành vi phản văn hóa tại các lễ hội, như những hoạt động “buôn thần bán thánh”, những “dịch vụ” chụp giật trong mùa lễ hội.

Đúng là cần phê phán để nhằm khẳng định những giá trị cao đẹp của lễ hội, không để cho những hiện tượng tiêu cực nói trên làm lu mờ những giá trị ấy.

Nói như Giáo sư Tương Lai: Nếu như văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả, thì những giá trị văn hóa của các lễ hội vốn có nguồn mạch từ nền văn hóa làng, cái nôi của bản lĩnh văn hóa dân tộc, cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Càng hội nhập với thế giới lại càng phải biết cách giữ gìn và phát huy bản lĩnh văn hóa dân tộc. Chúng ta phải đến với thế giới bằng bản lĩnh đó...

Có như vậy thì lễ hội mới thực sự có ý nghĩa và điều quan trọng hơn là nhân dân được thụ hưởng đích thực giá trị tinh thần và cốt cách sáng tạo văn hóa của cha ông để lại.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh