Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định, từ ngày 1/1/2013, các loại rượu đều phải có nhãn mác, hộ gia đình nấu rượu phải có giấy phép. Trường hợp không có giấy phép bị cấm lưu hành.
Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định, từ ngày 1/1/2013, các loại rượu đều phải có nhãn mác, hộ gia đình nấu rượu phải có giấy phép. Trường hợp không có giấy phép bị cấm lưu hành.
Như vậy, tất cả các loại rượu “nước mắt quê hương” được nấu thủ công và đang bán công khai, phổ biến ở mọi vùng miền trên cả nước sẽ bị xử lý, nếu không làm thủ tục xin giấy phép sản xuất, gắn nhãn mác. Tuy nhiên, trong những ngày đầu Nghị định 94 có hiệu lực, rượu “quê” vẫn được nấu bình thường và người tiêu dùng vẫn thoải mái mua.
Về quê nghỉ tết Tây, bên cạnh “mồi bén” miệt vườn trên bàn nhậu vẫn là chai rượu đế trong khe mua từ lò nhà bà Ba Mập giá chỉ 13.000 đ/lít.
Hỏi thử những người trong bàn có biết quy định từ nay các loại rượu đều phải có nhãn mác không thì người nói có nghe, người nói không. Nhưng hầu hết những người tại bàn nhậu đều cho rằng rượu không đảm bảo chất lượng cũng rất nguy hiểm, nên kiểm tra chất lượng rượu là rất đúng, nhưng nếu cấm rượu không nhãn mác lưu hành sẽ khó cho những người dân buôn bán nhỏ lẻ, như bà Ba Mập. Mỗi ngày bà chỉ nấu một kháp bán cho bà con quanh xóm… Và nội trong ấp này có hàng chục lò như lò bà Ba Mập, đều là hộ sản xuất cá nhân, nhỏ lẻ,...
Việc đăng ký kinh doanh và làm nhãn mác cho sản phẩm rượu không phải chuyện dễ dàng, trong cả khâu làm thủ tục, kiểm định, cấp phép… Chắc chắn đến “Tết ta” này, nhiều loại “nước mắt quê hương” cũng chưa thể có nhãn hiệu.
Ai cũng nói khó, nhưng dân nhậu đều mong muốn chung là uống rượu có địa chỉ để lỡ có “sự cố” thì vợ con biết để…bắt đền!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin