Sau 2 tuần Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu có hiệu lực, tình trạng sản xuất và thị trường rượu “chui” vẫn diễn ra bình thường. Hỏi thử, hầu như các hộ dân nấu rượu đều không mấy biết đến Nghị định 94.
Sau 2 tuần Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu có hiệu lực, tình trạng sản xuất và thị trường rượu “chui” vẫn diễn ra bình thường. Hỏi thử, hầu như các hộ dân nấu rượu đều không mấy biết đến Nghị định 94.
Những người quan tâm thời sự thì cho rằng Nghị định 94 giống như một đòn đánh mạnh vào nghề sản xuất rượu truyền thống tồn tại bao năm nay. Nghị định này quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công khi bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn... Ngoài ra, khi vận chuyển rượu đến nơi tiêu thụ, người nấu phải xuất trình được hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu.
Lâu nay, không ai nghĩ phải đi xin giấy phép kinh doanh loại thức uống phổ biến này. Thông thường, người nấu rượu ngoài bán lẻ trong lối xóm hoặc đám tiệc thì chỉ bỏ mối cho vài tiệm tạp hóa, người quen, không hề nghĩ tới chuyện làm ăn lớn với doanh nghiệp nào đó.
Do đó, khi Nghị định 94 được ban hành, người biết thì thắc mắc và cho rằng, mỗi ngày nấu được chục lít rượu thì không đáng làm thủ tục để tiếp tục hành nghề. Vì thế, làm thế nào để số hộ nấu rượu nhận thức được vấn đề và chấp hành chủ trương của Nhà nước là điều cần thiết.
Chủ trương quản rượu là đúng! Nhưng, quản thế nào để hiệu quả là cả một chặng đường dài từ bàn giấy của người làm chính sách tới thực tế. Trong lúc đó, ngành y tế vẫn chóng mặt với các ca ngộ độc, tử vong vì rượu…
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin