Nước ta vừa thoát ra được chuẩn nghèo của thế giới nhưng chuyện ăn uống có nhiều điều “phải nhìn lại”.
Nước ta vừa thoát ra được chuẩn nghèo của thế giới nhưng chuyện ăn uống có nhiều điều “phải nhìn lại”.
Hình ảnh những bàn tiệc chất ngất các món ăn, khi tàn tiệc, thức ăn còn ê hề là chuyện thường thấy ở các nhà hàng, quán xá.
Chi tiền để ăn uống là một thứ mốt ở Việt Nam, trong khi ở nước ngoài, những hành động tương tự của người Việt đã trở nên kệch cỡm. Nhiều người thường đi nước ngoài kể: Kèm theo thực đơn của nhà hàng các nước gần bên ta có ghi hẳn bằng tiếng Việt lời yêu cầu phải ăn hết phần đã gọi, nếu không sẽ bị phạt gấp đôi. Thế mới biết, cái sự lãng phí đồ ăn thức uống của người Việt nổi tiếng đến mức vượt cả biên giới.
“Suy nghĩ, ăn uống và tiết kiệm” là một khẩu hiệu vừa được Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) đưa ra nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới loại bỏ thói quen lãng phí thực phẩm nhằm định hình một tương lai tốt đẹp hơn.
Theo thống kê của FAO, mỗi năm thế giới đã lãng phí hơn 1,3 tỷ tấn thực phẩm, tương đương khoảng 1.000 tỷ USD. Lượng thức ăn thậm chí đủ để nuôi sống 1 tỷ người ở những vùng khó khăn. Từ đó, FAO kêu gọi, mỗi người tiêu dùng nên lên kế hoạch cụ thể cho các bữa ăn, tránh mua theo cảm hứng và cảnh giác trước những chiêu quảng cáo tiếp thị để ngăn chặn tình trạng mua thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết.
10 năm qua, khẩu phần ăn của các gia đình Việt
Trong khi nhà nhà đang cập rập chuẩn bị thịt thà, bánh mứt ăn tết, bàn về chuyện “ăn uống” tiết kiệm, khoa học và “có văn hóa” của người Việt Nam quả có lắm điều đáng nói!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin