Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia dân số- kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012- 2015.
Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia dân số- kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012- 2015.
Dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng chất lượng dân số còn hạn chế. Tỷ lệ bệnh, tật bẩm sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao; sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương, các vùng, miền; mất cân bằng giới tính khi sinh đã bước vào mức cao, tốc độ tăng nhanh và ngày càng lan rộng.
Các cụ ngày xưa quả quyết “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một nam gọi là có, mười nữ cũng như không). Cái tư duy này tồn tại dai dẳng trong dân gian rồi. Xã hội qua bao biến đổi, thăng trầm và cái chuyện “phải có con trai” vẫn không mấy xô lệch, thay đổi.
Điều đáng nói là những nơi cần báo động về mất cân bằng giới tính lại tập trung ở những địa bàn thành thị, dân trí cao. Cụ thể, ở nhóm dân số nghèo nhất, tỷ lệ này là 105 trẻ trai/100 trẻ gái, nhóm giàu 112/100. Phụ nữ càng học thức cao, càng cố đẻ con trai.
Trong khi các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn thì tỷ lệ đẻ con trai là 107/100 thì nhóm trình độ cao đẳng trở lên là 144/100. Như vậy rõ là trong xã hội hiện tại ai cổ hủ hơn?
Thậm chí, nhiều gia đình tuyên bố, đẻ đến con thứ 10, chưa có thằng cu vẫn… đẻ tiếp. Thế mới biết, dù đã ở thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn hiện hữu trong đời sống của một bộ phận dân cư.
Xem ra, vấn đề truyền thông làm thay đổi tư tưởng của người dân về chuyện “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn lắm gian truân.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin