Chủ trương hỗ trợ nông dân trồng lúa tạm trữ lúa, gạo và doanh nghiệp mua tạm trữ lúa, gạo trong vụ Đông Xuân và Hè Thu nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong chính vụ thu hoạch, tránh điệp khúc buồn: “trúng mùa rớt giá”. Đây là chủ trương nghe rất hợp lòng… nông dân nhưng khổ là nông dân chưa thấy lợi.
Chủ trương hỗ trợ nông dân trồng lúa tạm trữ lúa, gạo và doanh nghiệp mua tạm trữ lúa, gạo trong vụ Đông Xuân và Hè Thu nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong chính vụ thu hoạch, tránh điệp khúc buồn: “trúng mùa rớt giá”. Đây là chủ trương nghe rất hợp lòng… nông dân nhưng khổ là nông dân chưa thấy lợi.
Đối tượng ưu tiên hỗ trợ là các hộ trồng lúa ở ĐBSCL, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực. Qua quá trình thực hiện, phương thức mua tạm trữ này bộc lộ nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp hầu như không mua lúa, gạo trực tiếp từ hộ nông dân mà chủ yếu qua thương lái và rất khó kiểm soát được việc mua bán lúa, gạo của doanh nghiệp... nên nông dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách mua tạm trữ của Nhà nước.
Trước đây, nông dân chỉ làm một vụ lúa mùa, vào mùa thì ví lúa đợi đến “tháng mười giáp hạt” khui bồ bán cho hàng xáo. Còn bây giờ mà làm bồ ví lúa đủ tiêu chuẩn để dự trữ lúa gạo thì rất tốn kém. Theo tính toán của một nông dân, để xây được nhà kho tạm trữ 5 tấn lúa có nền chắc chắn, đảm bảo không sụt lún cũng như tránh ngập nước khi trời mưa, nước lũ, nông dân phải đầu tư ít nhất 15– 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, không ít tốn kém về phí lò sấy và tiền thuê ghe chuyên chở lúa. Trong vụ Đông Xuân còn dễ chứ vụ Hè Thu càng gian nan hơn…
Một nông dân sản xuất giỏi đề xuất: Nếu được, khi nào giá lúa xuống sâu thì Nhà nước dựa vào diện tích đất canh tác của từng hộ mà hỗ trợ trực tiếp một khoản để họ đầu tư vụ mới, vừa đơn giản, vừa công bằng cho tất cả nông dân. Bây giờ mà ví lúa như hồi xưa khó lắm!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin