Thông tin thật là tích cực và đương nhiên làm mọi người sẽ rất vui: Có nhiều thầy cô giáo khiến học sinh phải lập “Hội phát cuồng” để thể hiện sự yêu mến của mình. Không phải “phát cuồng” chỉ vì vẻ đẹp như… diễn viên Hàn Quốc mà vì cái tâm làm thầy giáo, cô giáo của họ tỏa sáng, cố gắng làm cho học trò yêu thích môn học và tự giác học.
Thông tin thật là tích cực và đương nhiên làm mọi người sẽ rất vui: Có nhiều thầy cô giáo khiến học sinh phải lập “Hội phát cuồng” để thể hiện sự yêu mến của mình. Không phải “phát cuồng” chỉ vì vẻ đẹp như… diễn viên Hàn Quốc mà vì cái tâm làm thầy giáo, cô giáo của họ tỏa sáng, cố gắng làm cho học trò yêu thích môn học và tự giác học.
Một ông thầy “bụi bặm” với râu quai nón nhưng khiến học trò mê mệt môn Vật lý vốn khó xơi. Thế rồi, học trò rủ nhau đã đi làm chiếc cúp: “Thiên hạ đệ nhất dạy Lý” cho thầy. Đó là thầy Dương Văn Cẩn ở Hà Nội. Học trò ngâm nga bài thơ của thầy… để học Vật lý: “Photon là sóng điện từ/ Không điện, không khối sống lâu vô cùng/ Vận tốc xưng bá xưng hùng/ 300 triệu đấy ai thời hơn không?/ Hạt nhẹ thì gọi Lepton/ 200 không đủ 4 ông 1 bàn…”
Không chỉ thầy Cẩn, nhiều giáo viên khác bước vào lớp trong tâm trạng “muốn học trò của mình vui vẻ nhất, đưa môn học vào cuộc sống chứ không phải là đưa vào đầu và viết vào bài thi, thi xong là quên”. Thế nên, họ “thổi hồn” vào bài giảng bằng những liên hệ sinh động, hóm hỉnh- thậm chí là “biết chơi những từ lóng” để hòa nhập cùng học trò. Thế nên, theo học trò, có thể có những câu họ đã đọc đâu đó, nhưng chỉ là… đọc. Còn khi người thầy đưa vào những chuyện đời thường, chuyện lớp thì “ngấm lắm”. Ví dụ, một thầy dạy Toán còn dạy: “Đường tuy gần, không đi không bao giờ đến. Việc tuy nhỏ, không làm chẳng bao giờ nên”. Khi học trò đứng trước một bài toán khó, thầy nói: “Thử thách sinh ra không phải để quật ngã ta mà là để ta quật ngã chúng”. Khi học trò “quên” làm bài tập về nhà: ‘’Dịp may chỉ mách bảo 1 trí tuệ chuyên cần”,…
Tôn vinh những người thầy trước ngày 20/11 có hay, có đúng không nhỉ? Thôi thì xin mượn câu “bá đạo” (theo học trò) của thầy dạy Toán tên Tú vậy: “Cứ làm đúng thì không thể sai được”.
ĐÔNG PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin