Lịch ta, lịch tây có điều thú vị, vừa qua ngày Trung thu là đến ngay ngày của người cao tuổi.
Lịch ta, lịch tây có điều thú vị, vừa qua ngày Trung thu là đến ngay ngày của người cao tuổi.
Ngày của trẻ em được tổ chức rầm rộ. Ngày của người già lặng lẽ hơn. Nhưng chắc chắn ở đây không có sự phân bì.
Cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3- 4 thế hệ cùng chung sống ít dần đi và những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt
Người ta hay nói: Tuổi trẻ nghĩ về tương lai, người già ưa sống bằng hoài niệm. Bởi vậy điều gì vừa mới xảy ra thì chóng quên nhưng những gì thuộc về quá khứ, thuộc về kỷ niệm lại nhớ hoài, nhắc mãi. Chính vì nhớ hoài, nhắc mãi mà người trẻ ưa cho rằng người già lẩm cẩm “cứ sáu câu vọng cổ ca hoài…”.
Người già về hưu càng chóng già bởi cảm giác mình... vô dụng, ăn bám. Không phải người già nào cũng có lương hưu hoặc số lương ấy đủ để sống mà chẳng phải trông cậy vào con cháu. Trong lần họp mặt kỷ niệm Quốc tế Người cao tuổi, cuối lời một vị lãnh đạo của Hội Người cao tuổi gửi lời chúc các hội viên: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích, chết… gọn!”
“Nước mắt chảy xuôi”, người cao tuổi vốn dĩ không muốn làm muộn phiền con cháu, nhưng sâu tận đáy lòng, chỉ cần một cử chỉ quan tâm lo lắng, một lời hỏi thăm sức khỏe, một sự chăm sóc ân cần để tuổi già đừng hiu quạnh,… sẽ mang đến cho người cao tuổi niềm hạnh phúc ấm áp.
Xem báo, nghe đài thường chỉ nghe “lo cho tương lai lớp trẻ”, chứ ít ai nói ngược lại “lo cho tương lai người già”...
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin