Trước thông tin “không tăng lương cơ bản vào năm 2013”, người hưởng lương thật bất ngờ, thậm chí hụt hẫng. Bởi, nhiều đối tượng hưởng lương thời gian qua trông chờ vào đồng lương đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Trước thông tin “không tăng lương cơ bản vào năm 2013”, người hưởng lương thật bất ngờ, thậm chí hụt hẫng. Bởi, nhiều đối tượng hưởng lương thời gian qua trông chờ vào đồng lương đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Hàng năm, Nhà nước liên tục điều chỉnh tăng lương tối thiểu nhưng vẫn chỉ đuổi theo… trượt giá. Đã vậy, tới đây lương không được điều chỉnh theo lộ trình thì cuộc sống người hưởng lương sẽ ra sao?
Theo thống kê của chuyên gia, từ năm 2001 đến nay, chúng ta đã 8 lần điều chỉnh lương tối thiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chỉ để bù trượt giá là chính, chứ mức tăng vẫn không đủ đảm bảo tiền lương đủ sống và chưa phù hợp với giá trị sức lao động, thậm chí ngày một giảm sút. Cụ thể, so sánh mức lương tối thiểu năm 2002 là 210.000 đ/tháng với hiện nay, tiền lương danh nghĩa đã tăng 295,2% nhưng chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng tăng 147,2%. Nếu tính riêng mặt hàng lương thực- thực phẩm tăng cao hơn chỉ số giá chung 20% thì chỉ số giá lương thực- thực phẩm tăng tới 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm chỉ tăng 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4%, không theo kịp với đà tăng giá, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu như lương thực- thực phẩm.
Có ý kiến cho rằng, có lẽ những người “làm lương” chưa bao giờ đi chợ, chưa bao giờ trực tiếp mua mớ rau, con cá nên không hiểu hết thị trường và nhu cầu bức thiết của người dân.
Đã tăng lương mà còn chưa bù được tăng giá thì khi không tăng lương không biết người ăn lương tổ chức cuộc sống ra sao? Bởi nên, sẽ ủng hộ việc không tăng lương năm 2013 với điều kiện giữ được giá cả thị trường ổn định!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin