Mới bắt đầu mùa mưa lũ đã có những thông tin đau lòng dồn dập: Ở Bắc Trung Bộ, mưa lũ cuốn trôi hàng ngàn ngôi nhà, hàng chục ngàn hecta hoa màu và cây ăn quả bị ngập, đường giao thông sạt lở, ngập sâu; vụ sạt lở đất đá ở Mù Cang Chải vùi lấp tại chỗ 20 sinh mạng con người; nước lũ mới nhớm ở đầu nguồn thì hàng loạt khu dân cư ven sông Tiền, sông Hậu phải di dời khẩn cấp vì
Mới bắt đầu mùa mưa lũ đã có những thông tin đau lòng dồn dập: Ở Bắc Trung Bộ, mưa lũ cuốn trôi hàng ngàn ngôi nhà, hàng chục ngàn hecta hoa màu và cây ăn quả bị ngập, đường giao thông sạt lở, ngập sâu; vụ sạt lở đất đá ở Mù Cang Chải vùi lấp tại chỗ 20 sinh mạng con người; nước lũ mới nhớm ở đầu nguồn thì hàng loạt khu dân cư ven sông Tiền, sông Hậu phải di dời khẩn cấp vì bờ sông sạt lở…
Nước ta là một trong 10 quốc gia có tần suất bị thiên tai cao nhất trên thế giới. Điều đó ai cũng thấy, vấn đề là làm thế nào để thích ứng với biến đổi môi trường, giảm nhẹ được thiên tai từ góc độ hành xử giữa con người với môi trường tự nhiên. Vì lợi ích trước mắt, con người xâm thực vào tự nhiên một cách quy mô, có tổ chức mà không nghĩ đến sự tái sinh hay cân bằng sinh thái. Tàn phá rừng đầu nguồn vô tội vạ, xây dựng đập thủy điện tràn lan, khai thác cát bừa bãi,… Hậu quả là chúng ta đang đối mặt với những thách thức ngày càng lớn từ thiên nhiên.
Bởi vậy, nếu gọi là “thiên tai” đối với hậu quả đã và đang đến với chúng ta thì có phần oan cho… ông Trời. Phải gọi là “nhân tai” mới công bằng.
Người oan thì còn có Trời mà kêu, còn bây giờ Trời oan thì biết kêu ai?
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin