Cựu quân nhân sau này khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về còn có một phần vốn giắt túi, được hưởng chính sách học nghề, tìm việc làm và quan trọng là còn sức khỏe để phát triển kinh tế gia đình. Còn những cựu chiến binh của chúng ta? Nói chung là ai còn lành lặn, tức còn “khỏe” thì cũng không thể “mạnh” được, vì nay hầu hết họ đã cao tuổi.
Cựu quân nhân sau này khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về còn có một phần vốn giắt túi, được hưởng chính sách học nghề, tìm việc làm và quan trọng là còn sức khỏe để phát triển kinh tế gia đình. Còn những cựu chiến binh của chúng ta? Nói chung là ai còn lành lặn, tức còn “khỏe” thì cũng không thể “mạnh” được, vì nay hầu hết họ đã cao tuổi.
Họ trở về sau một cuộc chiến hoặc hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Trên thân thể họ không ít thì nhiều đều có tàn tích của chiến tranh. Có người gửi lại chiến trường một phần xương thịt. Có những mảnh đạn còn ẩn sâu trong thớ thịt, nhói lên niềm đau khi trái gió trở trời. Có những cựu chiến binh lành lặn trở về, nhưng lại mang những mầm mống bệnh tật do thuốc khai hoang, chất độc hóa học… Có những vết thương không rỉ máu nhưng là nỗi đau kinh hoàng với ký ức của chiến tranh truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực của anh lính Cụ Hồ, nhiều và rất nhiều cựu chiến binh đã phấn đấu vươn lên làm chủ bản thân mình, làm giàu chính đáng. Có của ăn, của để- thậm chí là chỉ vừa đủ ăn- là họ quay sang những hoàn cảnh của những người lính năm xưa “chung lòng cứu quốc”, chia sẻ khó khăn. Đã xuất hiện biết bao nhiêu con người như thế và có người còn được phong là “sứ giả của lòng nhân ái”. Họ chẳng nề hà tuổi cao sức yếu, sẵn sàng len rừng, leo núi trở về chiến trường xưa tìm đâu đó trong rừng sâu núi thẳm nắm xương đồng đội hoặc thắp nắm hương sưởi hồn chiến sĩ…
Nghị lực đó, tình đồng đội, tình bạn đó rất đáng để các bạn trẻ ngày nay ngẫm nghĩ!
ĐÔNG PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin