Sáng ngày mai, thầy hiệu trưởng tất cả các trường phổ thông trên cả nước sẽ đánh hồi trống khai giảng năm học mới. Thật ra hầu hết học sinh đều đã “tựu trường” và học trước vài tuần trước đó.
Sáng ngày mai, thầy hiệu trưởng tất cả các trường phổ thông trên cả nước sẽ đánh hồi trống khai giảng năm học mới. Thật ra hầu hết học sinh đều đã “tựu trường” và học trước vài tuần trước đó.
Chỉ riêng khái niệm ngày “tựu trường” khác với ngày “khai giảng” cho thấy tư duy khá là lạ của nền giáo dục Việt Nam.
Trước khi bắt đầu năm học mới, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 đối với khối tiểu học. Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không tổ chức dạy trước và không thi tuyển học sinh vào lớp 1. Trong quá trình dạy, giáo viên bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập tại lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh...
Đây không phải là năm đầu tiên bộ có yêu cầu này. Lý giải điều này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, quy định “không cho bài tập về nhà đối với các lớp học 2 buổi/ngày” là để tránh tình trạng giáo viên bắt cả lớp phải làm bài tập thêm ở nhà trong khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay trên lớp.
Đồng thời Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, chương trình học hiện nay của học sinh các cấp nói chung và khối tiểu học nói riêng đã được điều chỉnh, giảm tải rất nhiều, hoàn toàn vừa sức đối với mặt bằng chung của học sinh hiện nay. Các em chỉ cần hoàn thành xong bài học trên lớp là đã nắm đủ kiến thức, hoàn toàn không cần thiết phải làm thêm bài tập ở nhà… Việc dồn ép học, giao nhiều bài tập quá sẽ dễ dẫn đến những tác động trái ngược.
Nhiều thầy cô, phụ huynh bức xúc nói, giảm tải chứ thực ra chương trình ngày càng nặng hơn. Cho nên việc giám sát và xử lý chuyện “cho bài tập về nhà” và “học thêm”, “học trước” vẫn là một câu hỏi lớn.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin