Ai cỡ tuổi “nửa thế kỷ cuộc đời” mà là con dân nước Việt thường có chung tâm tư “đón xuân này lại nhớ xuân xưa”. Bởi đất nước trong nhiều thập kỷ qua phải trải qua quá nhiều biến cố, quá nhiều đổi thay.
Ai cỡ tuổi “nửa thế kỷ cuộc đời” mà là con dân nước Việt thường có chung tâm tư “đón xuân này lại nhớ xuân xưa”. Bởi đất nước trong nhiều thập kỷ qua phải trải qua quá nhiều biến cố, quá nhiều đổi thay.
Ngày 30/4, nhớ “những tháng năm không thể nào quên!”; ngày đưa con đến trường “khai giảng năm học mới” bồi hồi nhớ: “những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường” như nhà văn Thanh Tịnh; Tết Trung thu này lại nhớ Trung thu xưa nao lòng...
Trung thu xưa không ồn ào, sôi động như bây giờ. Mùa Trung thu ấy giản dị, mộc mạc, chân quê nhưng đọng lại thật sâu sắc. Thời ấy làm gì có hàng quán bày bán đủ thứ quà bánh phục vụ Trung thu như bây giờ. Miền quê nghèo cho nên việc chuẩn bị cho Trung thu cũng đơn giản. Bọn trẻ thường tự lo lấy. Vật liệu thì có sẵn. Chỉ cần bỏ ra nửa ngày là có ngay một cái đèn ông sao phết giấy bồi đủ kiểu. Những cái đèn kiểu ấy, bây giờ có thể coi là đồ cổ, chẳng ai thèm chơi nhưng với những đứa trẻ thôn quê ngày ấy là cả một niềm vui và kiêu hãnh. Trung thu ngày ấy, bây giờ nhớ lại mà thương!
Những năm gần đây, Trung thu là ngày tết đặc biệt trong năm, thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Chưa đến Trung thu nhưng ai cũng háo hức chào đón. Bây giờ không chỉ có trẻ con được tặng quà mà còn cả người lớn nữa. Đó là dịp hiếm hoi trong năm người ta bày tỏ tình cảm với nhau, có khi còn là cơ hội để thể hiện mục đích riêng của mình…
Trăng thu một lần nữa trải đều khắp thế gian, nhưng Trung thu giờ có khi đã là “cuộc chơi” của người lớn!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin