“Điệp khúc” cũ

07:09, 07/09/2012

Khi chương trình mua tạm trữ nửa triệu tấn quy gạo kết thúc vào tuần đầu tháng 8/2012, giá lúa gạo trong nước bắt đầu tăng dần làm cho người trồng lúa tiếc hùi hụi.

Khi chương trình mua tạm trữ nửa triệu tấn quy gạo kết thúc vào tuần đầu tháng 8/2012, giá lúa gạo trong nước bắt đầu tăng dần làm cho người trồng lúa tiếc hùi hụi.

Thông thường, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, phần lớn bà con phải bán hết lúa ngay tại ruộng để hạn chế chi phí phát sinh và để trả các khoản nợ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoặc vốn vay ngân hàng… Thậm chí, một số nông dân hết lúa mua gạo đong thì càng tức tưởi hơn. Điệp khúc “tới mùa rớt giá” cứ lặp lại. Cũng có thể dự đoán được nhưng nông dân bây giờ ít người có điều kiện ví lúa đợi tháng tháng giáp hạt “khui bồ” mà phải giải quyết “công nợ” tại ruộng.

Bởi thế, nếu cứ thực hiện theo đà này, doanh nghiệp là người hưởng lợi và nông dân ngày càng không mặn mà với kế hoạch mua tạm trữ.

Nghe nói Bộ Nông nghiệp-PTNT đã đưa ra dự thảo “quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân”. Theo dự thảo, các hình thức tạm trữ được đề xuất gồm: hộ nông dân tạm trữ tại nhà, tổ hợp tác, hợp tác xã; hộ nông dân tạm trữ lúa tại kho của doanh nghiệp có cánh đồng mẫu lớn; kinh doanh lúa gạo có hợp đồng mua lúa gạo trực tiếp với nông dân... Những hình thức này sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho hộ nông dân.

Quy chế nghe cũng hay. Nông dân mong đợi được đem lúa ví vào bồ nếu như tới mùa không gặp “điệp khúc cũ”.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh