Thông tư 33 và 34 của Bộ Nông nghiệp- PTNT quy định về điều kiện vệ sinh trong kinh doanh thịt tươi sống và trứng gia cầm là 2 văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành chưa ráo mực đã bị dư luận phản ứng dữ dội bởi không có tính khả thi.
Thông tư 33 và 34 của Bộ Nông nghiệp- PTNT quy định về điều kiện vệ sinh trong kinh doanh thịt tươi sống và trứng gia cầm là 2 văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành chưa ráo mực đã bị dư luận phản ứng dữ dội bởi không có tính khả thi.
Một văn bản luật phải đáp ứng những yêu cầu nào để có thể có tính khả thi? Trước hết, văn bản luật đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, không thấp hơn và cũng không cao hơn trình độ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Luật phải điều chỉnh và định hướng hành vi của con người phù hợp với quy luật của xã hội, phù hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân thì mới được xã hội chấp nhận, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự nguyện thực hiện. Tiếp đó, các quy định của luật phải có bộ máy thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý hành vi vi phạm và có đủ ngân sách, kinh phí để thực hiện. Đồng thời, cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong thực hiện các quy định của luật.
Trong bối cảnh toàn Đảng đang triển khai thực hiện việc tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng không khả thi cũng cần được xem là hành vi gây thất thoát, lãng phí về nguồn lực con người, tiền bạc của xã hội, cần quy trách nhiệm và xử lý đúng mức.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin