Hết thịt heo có chất tạo nạc, cá nhiễm chất cấm đến rau quả nhiễm chất độc... nhiều gia đình phát rùng mình. Không ít bà nội trợ đã tìm đến rau dại, cá đồng... để thay thế.
Hết thịt heo có chất tạo nạc, cá nhiễm chất cấm đến rau quả nhiễm chất độc... nhiều gia đình phát rùng mình. Không ít bà nội trợ đã tìm đến rau dại, cá đồng... để thay thế.
Có thể nói, chúng ta đang đứng trước một nghịch lý hài hước mà chua xót: Những thứ nuôi sống cơ thể lại tiềm ẩn nguy cơ trở thành thủ phạm tàn phá, hủy hoại cơ thể! Hầu như không ai có đủ niềm tin về cái gọi là “thực phẩm sạch”. Phải chăng chúng ta đã, đang sống trong một thế giới mất an toàn xét từ cái ăn?
Vậy thì trong thế giới không an toàn ấy, đã đến lúc phải gióng lên một hồi chuông cấp thiết: đạo đức kinh doanh. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của cái gọi là “đạo đức kinh doanh” trong cơ chế thị trường. Họ cho rằng làm sao có đạo đức kinh doanh khi mà bất kỳ ai tham gia thương trường cũng đều ham muốn lợi nhuận? Bản chất của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là đừng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, bằng những thủ đoạn bất chính, gây phương hại cho người khác, cho cộng đồng, đặc biệt là những phương hại về sức khỏe, tính mạng.
Không còn cách nào khác, các nhà quản lý cần giúp họ “giác ngộ” một chân lý: Muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bền vững và làm ăn phát đạt khi khẳng định được uy tín, thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, người tiêu dùng đang có xu hướng trở thành “người tiêu dùng thông thái”. Lừa mị họ hoặc chà đạp lên quyền lợi của họ thì sớm muộn gì cũng sẽ bị họ tẩy chay.
Không ít bà nội trợ đã tìm đến rau dại, cá đồng... để thay thế. Đó chính là sự phản ứng của người tiêu dùng, chứng tỏ họ đã bắt đầu… thông thái!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin