30 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ- đã ký văn bản nhà nước về việc tổ chức Ngày Môi trường thế giới ở Việt Nam.
30 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ- đã ký văn bản nhà nước về việc tổ chức Ngày Môi trường thế giới ở Việt Nam.
30 năm sau, tại Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khái quát thực trạng: “Chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, đứng về góc độ giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường thì chúng ta đang đứng trước thách thức vô cùng gay gắt, lớn lao…; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao, còn lãng phí. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản bất hợp pháp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời”.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức mới đây về “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011- 2020”, Bộ Công thương cho biết, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ... “Đáng chú ý, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường”.
Học giả đáng kính- cụ Vương Trí Nhàn từng than thở: “Khốn nỗi, những gì có dính dáng tới môi trường cũng tức là dính tới tương lai. Nhân danh việc kiếm sống thiêng liêng, thôi thì không hành động bừa bãi nào người ta không dám làm! Nhìn vào cách phá rừng, cách khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác di sản văn hóa... hiện nay, hoàn toàn có thể nói là trong “cơn điên” lo làm sang làm giàu, ta đang ăn lận cả vào tương lai của con cháu...”
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin