Đó là một tiêu đề đáng chú ý sau khi Quốc hội thảo luận về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Với đề xuất này, không ít người thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhẹ lòng.
Đó là một tiêu đề đáng chú ý sau khi Quốc hội thảo luận về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Với đề xuất này, không ít người thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhẹ lòng.
Bởi, theo nhiều đại biểu Quốc hội, cuộc sống người dân đang bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả tăng cao nhưng mức giảm trừ gia cảnh cho các cá nhân chịu thuế còn thấp. Đó cũng là cách tạo cơ hội cho người dân có thể chi tiêu nhiều hơn, góp phần giảm hàng tồn kho, kích cầu tiêu dùng, là những nhân tố chính để cứu nền kinh tế.
Mừng, nhưng vẫn còn “lăn tăn”, vì mức khởi điểm chịu thuế TNCN và giảm trừ hiện hành đối với người có thu nhập và người phụ thuộc vẫn còn thấp, rất thấp. Trong khi đó, đề xuất mức khởi điểm chịu thuế TNCN lên 6 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng nhưng đến năm… 2014 mới áp dụng khiến nhiều người không khỏi… đau bụng. Khi đó, mức chịu thuế này đã quá chừng lạc hậu.
Xin dẫn vài con số tham khảo: Ở Đức, mức chịu thuế TNCN đối với người độc thân là 6.654 Euro (khoảng 150 triệu đồng), còn với người có gia đình là gấp đôi. Ở Singapore, mức thuế TNCN từ 2- 20%, nhưng miễn cho đối tượng đi học nâng cao trình độ, người tham gia bảo hiểm nhân thọ, người phụ thuộc, bị bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng… Còn ở Mỹ, nước có tới 60% tổng thu nhập quốc dân thu từ thuế thu nhập của đối tượng từ 100 ngàn USD trở lên.
Xin khẳng định, đóng thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân, để đóng góp cho ngân sách xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, cần lắm sự cân phân cho hợp lý, hợp tình và điều chỉnh cho... hợp thời.
ĐÔNG PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin