Diễn đàn Quốc hội với chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra sôi nổi và hầu như đều thống nhất cách nhìn nhận: Đầu tư cho “tam nông” ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Điều đó được thể hiện ở hơn 200 văn bản khác nhau- cụ thể là 237 văn bản.
Diễn đàn Quốc hội với chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra sôi nổi và hầu như đều thống nhất cách nhìn nhận: Đầu tư cho “tam nông” ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Điều đó được thể hiện ở hơn 200 văn bản khác nhau- cụ thể là 237 văn bản.
Với một “rừng” văn bản “về đồng” ồ ạt như vậy thì sự trùng lặp, không đồng nhất rất dễ xảy ra. Cho nên thực tế là có sự chồng chéo trong chủ trương chính sách; chính sách cần không có, cái có thì khó thực hiện.
Nguyên nhân chính là cơ chế xin- cho, tâm lý ban phát còn nặng, thủ tục hành chính rườm rà, cứng nhắc. Kinh phí tới chậm nên cuối năm thi công vội vàng, chất lượng công trình kém là khó tránh khỏi.
Như chủ trương xây dựng kho dự trữ lúa, gạo cho vùng ĐBSCL hầu như vẫn còn trên giấy. Sự chậm trễ kéo dài khiến tư thương làm giá và mua lúa của nông dân rất thấp, nhất là thời điểm đầu vụ mùa.
Nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư sản xuất nông nghiệp có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, do nông dân vẫn khó tiếp cận với vốn. Nguyên nhân do hồ sơ thủ tục vay vốn phức tạp đòi hỏi người dân phải am hiểu, nhưng trình độ và hiểu biết của nông dân còn hạn chế nên khó khăn trong quá trình vay vốn…
Chính phủ cần rà soát và nghiên cứu làm rõ vì sao các chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa có tác động tích cực như mong muốn?
Có quá nhiều văn bản rồi nhưng “cái cần không có, cái có khó thực hiện”!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin