Theo kết quả công bố, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 của tỉnh đạt 81,75%, đứng thứ 53/63 tỉnh, thành cả nước.
So với năm 2023, tăng 1,64% nhưng giảm 5 bậc (năm 2023 đứng thứ 48/63). So với giá trị trung bình cả nước, tỉnh thấp hơn 2,19% (cả nước là 83,94%); khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh với đơn vị cao nhất cả nước là 12,93% (tỉnh cao nhất cả nước 91,10%). Có 5 tỉnh, thành có mức độ hài lòng đạt trên 90% (tăng 2 tỉnh so với năm 2023); 55 tỉnh đạt trên 80% và 3 tỉnh đạt dưới 80%.
![]() |
Vĩnh Long cần tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính. Ảnh: BT |
So với 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, Vĩnh Long đứng thứ 11/13, chưa cải thiện vị trí so với năm 2023. Khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh với đơn vị cao nhất khu vực là 4,79%, rút ngắn khoảng cách được 6,37% (tỉnh có mức độ hài lòng cao nhất khu vực đạt 86,58% và tỉnh thấp nhất đạt 80,21%). Mặc dù có cải thiện về điểm số, kết quả phân tích cho thấy nhiều nhóm chỉ số của tỉnh vẫn còn thấp so với mức trung bình cả nước và khu vực ĐBSCL.
Báo cáo cũng nêu ra các lĩnh vực người dân mong muốn chính quyền cải thiện như năng lực và thái độ phục vụ của cán bộ công chức, minh bạch thông tin, tăng cường cơ sở vật chất, và ứng dụng công nghệ thông tin... Vĩnh Long cần tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
CÔNG NGÔN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin