Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (BĐKH) của Liên hiệp quốc lần thứ 26 (COP26) năm 2021, Việt Nam đã có nhiều cam kết thể hiện mong muốn chuyển đổi xanh một cách mạnh mẽ của một quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero).
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (BĐKH) của Liên hiệp quốc lần thứ 26 (COP26) năm 2021, Việt Nam đã có nhiều cam kết thể hiện mong muốn chuyển đổi xanh một cách mạnh mẽ của một quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Vĩnh Long đã tăng cường năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ và tuyên truyền đến Nhân dân. Xu hướng chuyển đổi xanh gắn với bảo vệ môi trường đang là vấn đề bức thiết và tác động mạnh mẽ đến mọi thành phần kinh tế, các cấp, các ngành đến cộng đồng xã hội và mỗi người dân.
Nhìn lại những cố gắng của mình trong thời gian qua về thích ứng với BĐKH, nắm rõ chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh về thực hiện cam kết giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính (KNK). Từ những cơ hội, thách thức và nhiều kiến nghị để tiếp tục cho quyết tâm hướng tới trong lộ trình giảm phát thải bằng 0.
Kỳ 1: Chuyển đổi xanh hướng tới
phát triển bền vững
|
Vĩnh Long hướng tới chuyển đổi xanh để phát triển bền vững. |
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Long với tầm nhìn dài hạn gắn với định hướng phát triển tổng thể, liên kết vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH.
Lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng các động lực mới, nhất là chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, chống BĐKH… là những xu thế mới, tất yếu trên thế giới hiện nay.
Đảng bộ tỉnh và Nhân dân Vĩnh Long quyết tâm để tỉnh phát triển toàn diện trên cơ sở có sự cân bằng trên các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… sẽ tạo ra tính bền vững.
Thực hiện nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Ông Thái Văn Tào- Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Vĩnh Long cho biết, BĐKH, ô nhiễm môi trường, giảm phát thải, tăng trưởng xanh, tín chỉ carbon… là những thuật ngữ được đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia.
Ngay sau COP26, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam. Vĩnh Long cũng đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH.
Trong đó, theo TS Trần Văn Thận- Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Trường ĐH Cửu Long, Vĩnh Long đang triển khai các dự án phát triển đô thị ứng phó BĐKH, hướng tới tăng trưởng xanh. Đó là Dự án “Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam- Tiểu dự án TP Vĩnh Long” và Dự án “Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” vay vốn Ngân hàng Thế giới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Mục tiêu là tăng cường quản lý đô thị thích ứng với BĐKH và hướng tới phát triển đô thị xanh, bền vững. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) Hòa Phú, huyện Long Hồ. Đây là khu có chức năng xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước; xử lý CTR y tế; xử lý CTR công nghiệp nguy hại; hỗ trợ chôn lấp sau xử lý cho các khu xử lý CTR khác của thành phố và các huyện lân cận của tỉnh.
Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của HTX nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Theo đó, kế hoạch nhằm nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại nhằm phát triển bền vững các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Xây dựng các mô hình HTX tổ chức sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản theo các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, SRP, ASC…) thích ứng với BĐKH phù hợp với điều kiện địa phương để nghiên cứu, học tập, nhân rộng.
UBND tỉnh cũng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Kế hoạch định hướng và đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh theo hướng canh tác bền vững; đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH và giảm phát thải KNK. Đề án cũng hướng đến sẽ giảm trên 10% lượng phát thải KNK so với canh tác lúa truyền thống, hướng tới bán tín chỉ carbon trong và ngoài nước thông qua việc ứng dụng hệ thống đo đạc- báo cáo- thẩm định làm cơ sở cấp tín chỉ carbon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp.
Cùng với đó, tỉnh hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 “Tiết kiệm điện- Thành thói quen”, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH và nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng trong toàn xã hội…
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, năm 2023, Chỉ số xanh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Long đã tăng 11 bậc so với năm 2022 và đứng trong Top 10 của cả nước. Chỉ số xanh cấp tỉnh là bộ chỉ số đánh giá trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp; mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó, Vĩnh Long đứng ở vị trí thứ 3 về chỉ số Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai; nằm trong top 5 các tỉnh, thành có điểm số cao nhất về Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.
|
Con người là yếu tố then chốt
ThS Nguyễn Văn Rớt- Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế Mekong ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- Phân hiệu Vĩnh Long trăn trở, mặc dù có nhiều cơ hội và lợi thế trong phát triển vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, nhưng vẫn còn các thách thức cho định hướng phát triển của vùng như: Kiến tạo, thiết kế thể chế, chính sách tạo động lực phát triển; quản lý môi trường, quy hoạch và phát triển đô thị; hệ sinh thái chuyển đổi số và chuyển dịch cấu trúc kinh tế vùng; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Để giải quyết các thách thức trên đòi hỏi một nguồn nhân lực đạt chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực trong khu vực công. Nguồn nhân lực trong khu vực công sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần tích cực thực hiện thành công định hướng phát triển của ĐBSCL thông qua 3 trụ cột: thay đổi tầm nhìn và thể chế; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu theo hướng phát triển bền vững. Nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phải gắn với các phẩm chất về tư duy đổi mới, sáng tạo; tích hợp công nghệ và hướng đến phát triển bền vững.
Trường đang triển khai chương trình “UEH Mekong 2030” là chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh dành riêng cho 13 tỉnh ĐBSCL nhằm cung cấp nguồn đội ngũ cán bộ quản lý trung, cao cấp có chất lượng cao; với tư duy đổi mới, sáng tạo, tích hợp công nghệ, hướng đến phát triển bền vững.
PGS.TS Lê Hồng Kỳ- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long chia sẻ, trường là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai hoạt động liên quan tới thị trường tín chỉ carbon, vấn đề có liên quan BĐKH…
Trường đang đề xuất đăng ký thành lập nhóm KNK, với dự định ban đầu là tham gia thực hiện các dự án thuộc chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực phát thải KNK; tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển bền vững thông qua chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning theo ký kết với Công ty TNHH Intertek và Công ty TNHH Hệ sinh thái THE VOS. Tiếp theo là thực hiện kiểm kê, chứng nhận, báo cáo phát thải KNK; đề xuất lộ trình giảm phát thải KNK ở khu vực ĐBSCL và tiến tới dịch vụ trao đổi tín chỉ carbon.
|
Để thực hiện chuyển đổi xanh đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ. |
PGS.TS Lê Hồng Kỳ cho biết thêm, trường vừa mới triển khai đưa vào 1 học phần tự chọn, phát triển bền vững là chuẩn đầu ra cho sinh viên: trong đó có phát triển xanh, tín chỉ carbon, BĐKH... Trên chứng chỉ có chữ ký giá trị quốc tế của Công ty TNHH Intertek và Công ty TNHH Hệ sinh thái THE VOS, là một dấu cộng thêm liên quan phát triển bền vững cho các bạn trẻ khi tốt nghiệp. Sinh viên trường đã bắt đầu đăng ký tham gia học phần.
Để có thể thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới thành công chính là con người. Người lao động được trang bị và đào tạo tốt sẽ giúp giải quyết “bài toán” nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế xanh trong tương lai.
ThS Trương Thị Nhi- ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- Phân hiệu tại Vĩnh Long: Tương ứng với nền kinh tế số phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Trong quá trình phát triển kinh tế số sẽ đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi Chính phủ phải thích ứng kịp thời, thay đổi phương thức quản trị, xây dựng ban hành các chiến lược, chính sách phù hợp. Để đạt được điều này, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo, thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ; cải thiện chương trình đào tạo, áp dụng công nghệ số trong quá trình giảng dạy; tổ chức đào tạo chuyên sâu cho ngành kinh tế mạnh và có chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
|
Bài, ảnh: PHƯƠNG THƯ
>> Kỳ 2: Hướng tới giảm phát thải khí nhà kính trong doanh nghiệp