Tính từ đầu năm đến ngày 5/5, toàn tỉnh ghi nhận gần 300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, huyện Long Hồ là địa phương có số ca mắc nhiều nhất, với 45 trường hợp; huyện Bình Tân có số người mắc thấp nhất, với 26 ca.
|
Trẻ em mắc tay chân miệng điều trị tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long. |
Tính từ đầu năm đến ngày 5/5, toàn tỉnh ghi nhận gần 300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, huyện Long Hồ là địa phương có số ca mắc nhiều nhất, với 45 trường hợp; huyện Bình Tân có số người mắc thấp nhất, với 26 ca.
Theo các cơ sở y tế, các trường hợp nhập viện chủ yếu là độ 2A và một số độ 2B. Bệnh sẽ xảy ra nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh đảm bảo thuốc, vật tư y tế điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện nay, bệnh chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo số mắc sẽ tăng cao trong các tháng tới.
Ngành y tế tỉnh khuyến cáo cần tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên bằng xà bông và dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, cần thực hiện ăn chín uống sôi; vệ sinh đồ chơi, đồ dùng của trẻ; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ. Trẻ nghi ngờ bệnh hoặc mắc bệnh phải được cách ly, không cho tiếp xúc trẻ lành. Ðồng thời, theo dõi những dấu hiệu bệnh để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN