ĐBSCL cần có kế hoạch định hướng vừa lâu dài, vừa có tính linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt, vấn đề hạn mặn, khai thác và sử dụng nguồn nước phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương, từng thời điểm khác nhau. Khi mà những tác động của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai và nhân tai (vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn, sắp tới là kinh đào quy mô lớn…) đang diễn ra ngày càng cực đoan, gay gắt.
ĐBSCL cần có kế hoạch định hướng vừa lâu dài, vừa có tính linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt, vấn đề hạn mặn, khai thác và sử dụng nguồn nước phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương, từng thời điểm khác nhau. Khi mà những tác động của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai và nhân tai (vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn, sắp tới là kinh đào quy mô lớn…) đang diễn ra ngày càng cực đoan, gay gắt.
Nhiều địa phương đã ý thức vấn đề với những giải pháp cụ thể, nhưng như thế là chưa đủ. Nhiều địa phương khác cũng đã xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước, các công trình ngăn mặn lớn như hệ thống thủy nông Quản Lộ- Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh: Bến Tre, cống đập Ba Lai, kênh Cái Lớn- Cái Bé, hệ thống đê biển...
Bên cạnh đó, tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động Nhân dân tham gia thực hiện phòng chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tương thích với sự thay đổi khí hậu, đã chứng tỏ tính hiệu quả cho đến thời điểm này. Mô hình sản xuất lúa tôm được xem là mô hình nông nghiệp thông minh, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, ở vùng sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị xâm nhập mặn, bà con nông dân tận dụng 6 tháng mùa mưa (nước ngọt) để sản xuất luân canh mô hình lúa tôm. Hiện diện tích sản xuất lúa tôm tập trung nhiều tại tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Một số nơi, người dân đã chủ động mua túi bạt trữ nước mưa; nạo vét các kênh, mương, ao, đìa và lót bạt… tích trữ nước.
Đáng chú ý là những kiến giải, dự báo và một số đề xuất tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học rất cần được lưu tâm và tiếp tục bàn bạc ở các cuộc hội thảo khoa học tới đây. Trong đó, những lưu ý về khai thác và sử dụng nguồn nước mang tính cốt lõi của vấn đề. Như việc sử dụng nước mặt hiệu quả, đảm bảo chất lượng thay cho khai thác nước ngầm quá mức như hiện nay.
Cần có sự hướng dẫn người dân trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong gia đình. Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho người dân canh tác phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng, nghiên cứu, lai tạo giống cây mới chịu hạn, chịu mặn mang lại giá trị kinh tế cao.
Công tác trồng rừng là một giải pháp quan trọng giữ nước ở các rừng ngập ngọt và cả vùng ven biển như vành đai bảo vệ đồng bằng mà trong tương lai nguy cơ sạt lở sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn.
Hailua@.com