Đó là một trong những nội dung của Kế hoạch ứng phó với mưa, lũ, triều cường, sạt lở bờ sông bảo vệ sản xuất, dân sinh mùa lũ năm 2023 do UBND tỉnh vừa ban hành. Nhằm đảm bảo sản xuất cho hơn 68.200ha cây lâu năm, gần 20.000ha rau màu vụ mùa đã xuống giống và 40.000ha lúa, 23.800ha rau màu vụ Đông Xuân 2023-2024...
Đó là một trong những nội dung của Kế hoạch ứng phó với mưa, lũ, triều cường, sạt lở bờ sông bảo vệ sản xuất, dân sinh mùa lũ năm 2023 do UBND tỉnh vừa ban hành. Nhằm đảm bảo sản xuất cho hơn 68.200ha cây lâu năm, gần 20.000ha rau màu vụ mùa đã xuống giống và 40.000ha lúa, 23.800ha rau màu vụ Đông Xuân 2023-2024...
Kế hoạch đề ra với 2 kịch bản lũ, triều cường, tương ứng với các biện pháp ứng phó theo cấp độ ảnh hưởng. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9-12, kịch bản 1 với trường hợp lũ nhỏ; trường hợp tại kịch bản 2 lũ lớn, triều cường vượt báo động 3 với mực nước tương đương đỉnh triều lịch sử năm 2022. Dự báo có 66 vùng kém an toàn trên địa bàn tỉnh với diện tích 22.570ha và khoảng 69 tuyến bờ bao, đê bao bị xuống cấp, cần được đầu tư sửa chữa trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó; cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời đến các cấp, các ngành, các địa phương và người dân để chủ động ứng phó; duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, nhất là các công trình đê bao, cống, đập, các công trình xuống cấp không đảm bảo chống lũ…
Tổng vốn thực hiện kế hoạch này ước tính gần 720 tỷ đồng (chủ yếu lồng ghép vào kế hoạch đã có trong năm 2023).
NGUYÊN KHANG