Đó là số điểm sạt lở trên toàn tỉnh tính từ năm 2020 đến nay, với chiều dài sạt lở khoảng 15.000m. Chỉ trong 6 tháng đầu năm đã có gần 90 điểm sạt lở (tăng trên 60 điểm so với cùng kỳ năm 2022) với chiều dài khoảng 2.400m, thiệt hại đến thời điểm này khoảng 7,5 tỷ đồng, ảnh hưởng trên 80 hộ dân. So với cùng kỳ năm 2022, tổng thiệt hại đã tăng gấp 10 lần.
So với cùng kỳ năm 2022, tổng thiệt hại do sạt lở đến thời điểm này đã tăng gấp 10 lần. |
(VLO) Đó là số điểm sạt lở trên toàn tỉnh tính từ năm 2020 đến nay, với chiều dài sạt lở khoảng 15.000m. Chỉ trong 6 tháng đầu năm đã có gần 90 điểm sạt lở (tăng trên 60 điểm so với cùng kỳ năm 2022) với chiều dài khoảng 2.400m, thiệt hại đến thời điểm này khoảng 7,5 tỷ đồng, ảnh hưởng trên 80 hộ dân. So với cùng kỳ năm 2022, tổng thiệt hại đã tăng gấp 10 lần.
Từ năm 2020 đến nay, tỉnh cũng đã có công bố tình huống khẩn cấp trên 23 điểm và khu vực sạt lở với chiều dài là 12.000m. Riêng 6 tháng đầu năm, tỉnh cũng đã công bố 4 điểm sạt lở với chiều dài là 850m.
Ông Lưu Nhuận- Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết: Nguyên nhân chính gây sạt lở là do biến đổi khí hậu, gia tăng các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội làm hạ thấp lòng dẫn, đồng thời, biến động dòng chảy phía thượng lưu.
Thời gian qua, công tác khắc phục hậu quả thiên tai và hỗ trợ thiệt hại, di dời nhà, tài sản do sạt lở được các địa phương thực hiện tốt. Ngành chức năng cũng đã đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để phòng, chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và dân sinh.
Tuy nhiên, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dành cho công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục thiên tai còn hạn chế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện các giải pháp, đặc biệt là công tác khắc phục sạt lở.
Tin, ảnh: NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin