Theo Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, mưa trên lưu vực hạ lưu sông Mekong trong tháng 5, 6/2023 phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng từ tháng 7-9, lượng mưa dự báo phổ biến cao hơn TBNN.
(VLO) Theo Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, mưa trên lưu vực hạ lưu sông Mekong trong tháng 5, 6/2023 phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng từ tháng 7-9, lượng mưa dự báo phổ biến cao hơn TBNN.
Lũ đầu vụ năm 2023 được nhận định ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN, nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2022 (CKNN).
Đến cuối tháng 7, dự báo mực nước lũ khu vực đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu (sông Tiền) đạt mức cao nhất 2,2m (thấp hơn cùng kỳ TBNN là 0,13m, nhưng cao hơn CKNN là 0,38m), tại trạm Châu Đốc (sông Hậu) đạt mức cao nhất 1,88m (thấp hơn cùng kỳ TBNN là 0,09m, nhưng cao hơn CKNN là 0,05m).
Khu vực trung tâm, mực nước tại trạm Cần Thơ (sông Hậu) dự báo ở mức 1,53m (cao hơn cùng kỳ TBNN là 0,36m và cao hơn CKNN là 0,16m), tại trạm Mỹ Thuận dự báo ở mức 1,38m (cao hơn cùng kỳ TBNN là 0,443m và cao hơn CKNN là 0,11m).
Đỉnh lũ chính vụ đầu nguồn sông Cửu Long trong năm nay có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Đỉnh lũ tại Tân Châu dao động ở mức 3,2-3,5m, xấp xỉ và thấp hơn báo động 1 (BĐ1) khoảng 0,3m, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,4-0,7m và thấp hơn đỉnh lũ năm 2022 khoảng 0,14-0,44m.
Đỉnh lũ tại Châu Đốc dao động ở mức 2,9-3,1m (xấp xỉ và cao hơn BĐ1 khoảng 0,1m, nhưng thấp hơn TBNN khoảng từ 0,41-0,61m và thấp hơn đỉnh lũ năm 2022 khoảng 0,24-0,44m).
Tuy nhiên, cũng cần theo dõi chặt chẽ các biến động bất thường của thời tiết. Khu vực giữa và cuối nguồn ĐBSCL do tác động mạnh bởi triều cường cao và lũ đầu nguồn nhận định ở mức thấp nên nhiều khả năng đỉnh lũ xuất hiện cùng với đỉnh triều cường, cụ thể là vào cuối tháng 10 và tháng 11, đỉnh lũ phổ biến ở mức BĐ3, và một số trạm trên mức BĐ3.
MỸ TRUNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin