Đây có lẽ là giấc mơ lớn nhất của mỗi người dân đô thị, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
(VLO) Đây có lẽ là giấc mơ lớn nhất của mỗi người dân đô thị, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Có một căn nhà ở xã hội sau nhiều năm đi làm xa nhà, không phải thuê trọ là mơ ước của nhiều công nhân. Thế nhưng, thực tế, số tiền dành mua nhà ở xã hội còn quá lớn so với thu nhập hàng tháng của họ.
Vì vậy, để mua được một căn nhà, họ sẽ phải lên kế hoạch tích lũy hay vay hoặc mượn, sau đó trả nợ trong nhiều năm. Đây thực sự là bài toán khó với nhiều công nhân, người lao động khi mưu sinh ở khu vực đô thị.
Nhiều người thu nhập thấp cho biết, quy định mức vốn vay để mua nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng thuê, mua nhà, trong thời gian tối thiểu 15 năm.
Thế nhưng, để vay được khoản tiền này, người thuê, người mua nhà phải có đủ các điều kiện chứng minh thu nhập ổn định, khá phức tạp.
Với mức lương từ 8-10 triệu đồng mỗi tháng, nếu tiết kiệm chi tiêu, không ốm đau bệnh tật thì cũng phải mất ít nhất 25 năm mới mua được một căn nhà ở xã hội ở các thành phố.
Trong khi, theo các chuyên gia rất khó để xây dựng được 1 căn hộ dưới 1 tỷ đồng trong điều kiện giá vật liệu “leo thang” hiện nay. Vì thế, với mức thu nhập của công nhân mua nhà ở xã hội là bài toán khó chồng khó.
Giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân sẽ là chìa khóa giải tỏa được nhiều vấn đề về an sinh. Tuy nhiên, đây là bài toán không hề dễ dàng.
Theo các chuyên gia, khi chưa thể giải được vấn đề này về dài hạn, thì trước mắt, nhà quản lý cần có những giải pháp để công nhân, người lao động tìm chỗ trọ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu nhất để họ an tâm làm việc.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin