Trong phiên thảo luật dự thảo luật căn cước công dân, đại biểu Trịnh Minh Bình đề nghị bổ sung quy định "việc tích hợp các giấy tờ vào thẻ căn cước công dân (CCCD) không làm mất hiệu lực của giấy tờ được tích hợp" tại khoản này, do phải sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cũng như tránh xáo trộn trong việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến các loại giấy tờ này.
Trong phiên thảo luật dự thảo luật căn cước công dân, đại biểu Trịnh Minh Bình đề nghị bổ sung quy định “việc tích hợp các giấy tờ vào thẻ căn cước công dân (CCCD) không làm mất hiệu lực của giấy tờ được tích hợp” tại khoản này, do phải sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cũng như tránh xáo trộn trong việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến các loại giấy tờ này.
So với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì dự thảo luật bổ sung điều chỉnh đối với việc quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch và căn cước công dân điện tử.
Đề nghị cân nhắc việc bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với quy định về người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 thì: Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, người gốc Việt Nam không phải là công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, vì vậy, về nguyên tắc, CCCD chỉ được cấp cho công dân Việt Nam. Do đó, việc bổ sung đối tượng người gốc Việt Nam là chưa đảm bảo thống nhất giữa nội dung và tên gọi của luật.
Tôi cho rằng, đối tượng áp dụng tại điều 2 dự thảo luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là quá rộng và không thực sự chính xác so với nội dung, phạm vi của các quy định tại điều luật.
Tại điểm b, khoản 2 điều 7 có quy định: Con ruột, cháu ruột của người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống là người gốc Việt Nam, quy định này là chưa bao quát, bởi còn có những người là cháu, chắc của những người này….nhưng chưa đưa vào đối tượng là chưa phù hợp.
Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10); thông tin trong Cơ sở dữ liệu CCCD (Điều 16): Đề nghị quy định cụ thể trường thông tin nào là bắt buộc, trường thông tin nào là cập nhật theo nhu cầu của người dân, trường thông tin nào chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định để khi công dân có yêu cầu thì bổ sung, chứ không phải yêu cầu nào của công dân cũng được bổ sung một cách tùy tiện khi công dân yêu cầu.
Đối với thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ở điều 10 có “nơi tạm trú”, “nơi ở hiện tại”, “tình trạng khai báo tạm vắng”, “mối quan hệ với chủ hộ”, “số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử”... Tôi thấy những thông tin này thiếu tính ổn định, hay thay đổi, đề nghị cân nhắc nội dung này trong dự thảo vì nó có thể thay đổi thường xuyên và mỗi khi thay đổi phải cập nhật, dẫn đến khó khăn cho người dân phải đi lại nhiều lần.
Tại khoản 3 Điều 23 quy định về tích hợp thông tin vào thẻ CCCD, đề nghị bổ sung quy định “việc tích hợp các giấy tờ vào thẻ căn cước công dân không làm mất hiệu lực của giấy tờ được tích hợp” tại khoản này, do phải sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cũng như tránh xáo trộn trong việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến các loại giấy tờ này.
Điều 19, nội dung thể hiện trên thẻ CCCD, tại điểm i) Nơi đăng ký khai sinh sẽ thể hiện trên thẻ CCCD; theo tôi nên bỏ nội dung này. Lý do nơi đăng ký này có thể thay đổi như: tôi đăng ký khai sinh lần đầu ở xã A, do đó ghi nơi đăng ký khai sinh là xã A, sau thời gian khi đi trích lục không tìm thấy tên trong sổ bộ nên cơ quan hộ tịch xác nhận và giới thiệu về nơi đang ở để đăng ký lại khai sinh, lúc này khai sinh ghi nơi đăng ký là xã B nếu tôi có hộ khẩu ở xã B.
Tương tự tại điểm l điều 19: Nội dung thể hiện trên thẻ CCCD có nội dung Nơi cư trú: đề nghị nên bỏ nội dung này do thiếu tính ổn định. Theo quy định Luật Cư trú thì nơi cư trú có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại (trong trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú) và thông tin nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại của công dân thường không ổn định ( đặc biệt đối với những trường hợp chưa có nhà riêng, còn thuê mướn thì nơi cư trú sẽ không ổn định ).
Đề nghị rà soát đánh giá tính tương thích của các quy định tại dự thảo luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, các hướng dẫn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế liên quan đến biểu mẫu hộ chiếu; Công ước Giao thông đường bộ năm 1968.
Đề nghị cân nhắc về thời gian có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 vì chỉ còn hơn 1 năm, trong khi Bộ Công an cùng lúc phải xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử cũng như các các bộ ngành khác cùng lúc phải xây dựng các phần mềm để đồng bộ với luật này trong giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng từ ngày 1/7/2024; tránh trường hợp sau này khi áp dụng thì phần mềm của Bộ Công an thì khai thác được nhưng các bộ ngành khác chưa khai thác được do nhiều yếu tố.
B.THANH-N.THANH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin