Khả năng mặn xâm nhập sâu từ nửa cuối tháng 2, tháng 3 là rất cao

03:01, 29/01/2023

Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, từ ngày 19 - 26/1, xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ lưu dao động phổ biến trong khoảng từ 635 - 785 m3/s, là mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua.

(VLO) Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, từ ngày 19 - 26/1, xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ lưu dao động phổ biến trong khoảng từ 635 - 785 m3/s, là mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua.

Các hồ chứa trên lưu vực sông Mekong thuộc Trung Quốc có dung tích điều tiết còn 12,7 tỷ m3, tương đương với 53,4% tổng dung tích hữu ích.

Các hồ chứa trên lưu vực còn 57,9% tổng dung tích hữu ích, tương đương với tổng dung tích nước có thể điều tiết cho mùa kiệt năm 2023 vào khoảng 37,9 tỷ m3.

Nếu việc xả nước hạn chế tiếp tục kéo dài thì khả năng mặn xâm nhập sớm và sâu từ nửa cuối tháng 2 và tháng 3 là rất cao.

Vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, các tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, trong tháng 2, mặn với nồng độ 4‰ có thể xâm nhập sâu 45 - 60km; nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu 50 - 65km gây ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Vùng ven biển ĐBSCL, gồm phần lớn diện tích thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, trong tháng 2, mặn vào sâu 45 - 60km; từ tháng 3, mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ, mặn có thể xâm nhập 65 - 75km.

Riêng từ 26/1 - 2/2, dự báo mặn có xu thế giảm so với tuần trước, các địa phương cần tranh thủ lấy nước và tích trữ nước đề phòng mặn tăng cao ở nửa đầu tháng 2.

MỸ TRUNG 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh