Đề nghị bổ sung lực lượng dự bị động viên vào lực lượng phòng thủ dân sự

07:11, 10/11/2022

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Theo đại biểu, rất cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo ứng phó sẵn sàng với mọi tình huống xảy ra, đặc biệt tăng tính cơ động trong huy động lực lượng và thống nhất trong chỉ huy, xử lý các sự cố thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.

 

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Theo đại biểu, rất cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo ứng phó sẵn sàng với mọi tình huống xảy ra, đặc biệt tăng tính cơ động trong huy động lực lượng và thống nhất trong chỉ huy, xử lý các sự cố thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.

Đóng góp thêm vào dự án luật, đại biểu đề nghị bổ sung lực lượng dự bị động viên vào lực lượng nòng cốt phòng thủ dân sự. Vì lực lượng này đã được huấn luyện nhiều kỹ năng trong thời gian tại ngũ. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với độ tuổi, giới tính, đối tượng… Đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn về tình trạng khẩn cấp, bởi có nhiều quy định liên quan đến cụm từ “tình trạng khẩn cấp” của một số luật như: Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Phòng, chống thiên tai… Vì vậy, để quyết định mang tính chung nhất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai thì cần làm rõ khái niệm tình trạng khẩn cấp trong dự thảo luật.

Về cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự, đại biểu thống nhất với việc thành lập BCĐ chung của quốc gia, tuy nhiên cần có quy định rõ thành phần BCĐ, đồng thời, cần có BCĐ ở các địa phương trọng điểm với cơ chế phối hợp rõ ràng, đảm bảo phát huy sức mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng thủ dân sự. Song song đó, đề nghị bổ sung quy định nêu cụ thể nhiệm vụ của MTTQ trong xây dựng lực lượng nòng cốt, góp phần phát huy sức mạnh nhân dân trong công tác quan trọng này.

TÂM HUỲNH

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh