Phỏng là tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, trẻ rất hiếu động, tò mò khám phá thế giới, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của các hành động của mình. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây phỏng cho trẻ em, trong đó có sự bất cẩn của người lớn trong việc chăm sóc trẻ.
Phỏng là tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, trẻ rất hiếu động, tò mò khám phá thế giới, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của các hành động của mình. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây phỏng cho trẻ em, trong đó có sự bất cẩn của người lớn trong việc chăm sóc trẻ.
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trẻ trong tình trạng phỏng nặng vùng mặt, cổ, ngực, bụng, vai, cánh tay, cẳng chân, bộ phận sinh dục...
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi Đ. (SN 2014) bị phỏng cồn. Được biết, gia đình thường trang bị cồn để sát khuẩn. Trong lúc không để ý, bệnh nhi cầm chai cồn chạy qua khu bếp đang nấu thức ăn. Hậu quả là lửa bén vào quần áo, khiến bệnh nhi bị cháy trong khoảng một phút trước khi được gia đình dội nước cứu lấy.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi M. (SN 2019) bị phỏng do xăng. Ba bệnh nhi là thợ sửa máy, trong lúc làm việc đã chiết bình xăng ra ngoài. Chị em bệnh nhi đang chơi gần đó, bất cẩn làm đổ xăng, xăng lan xuống khu vực nhà bếp dẫn đến phát hỏa. Ngọn lửa diễn biến quá nhanh khiến cả nhà không kịp xử trí và đều bị phỏng nặng.
Theo các bác sĩ, phỏng là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ em. Thương tích của phỏng nếu nhẹ thì làm da hư, nhiễm trùng, nếu nặng hơn thì để lại sẹo co rút, sẹo lồi thậm chí là không qua khỏi.
Với những trường hợp bị phỏng, việc sơ cứu ban đầu tại nhà hết sức quan trọng để hạn chế độ sâu của phỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần phụ huynh phải bình tĩnh và xử trí đúng cách. Khi trẻ bị phỏng cần nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây phỏng. Đưa trẻ ra khỏi nguồn gây phỏng (nước sôi); dập tắt lửa trên người bé (phỏng lửa bằng cách để trẻ đứng/nằm yên, phủ vải dày/mền lên bé để dập lửa, lăn bé trên sàn nhà để lửa tắt hẳn; đổ chất lỏng không bắt lửa lên người bé nếu có để dập lửa).
Làm mát vết phỏng: Mở vòi nước cho chảy chầm chậm trên vết phỏng 15- 20 phút (không dùng nước đá, nước trong tủ lạnh để rửa vết phỏng). Đắp khăn ướt nước mát (25- 35 độ C) lên vết phỏng rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
Để phòng tránh tai nạn phỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ cần trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân. Cha mẹ không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện… Thức ăn, thức uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt… phải để nơi an toàn và trẻ không thể với tới được.
Ngoài ra, không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như Lavie, trà C2… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra; không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài. Khi trông trẻ, người lớn cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin