Nguồn nước sản xuất mùa kiệt ở mức thuận lợi hơn

12:05, 10/05/2022

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo xâm nhập mặn lớn nhất trong tháng 5 với ranh mặn 1g/l trên sông Tiền 30- 45km, sông Hàm Luông 40- 50km, các cửa sông khác 30- 45km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 60- 70km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé đã đi vào hoạt động, mặn đã chủ động kiểm soát.

(VLO) Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo xâm nhập mặn lớn nhất trong tháng 5 với ranh mặn 1g/l trên sông Tiền 30- 45km, sông Hàm Luông 40- 50km, các cửa sông khác 30- 45km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 60- 70km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé đã đi vào hoạt động, mặn đã chủ động kiểm soát.

Trong đó, vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre: tháng 5, mặn có thể xâm nhập sâu đến 30- 45km (tùy cửa sông) làm ảnh hưởng thời đoạn ngắn đến các cửa lấy nước vào những ngày triều cao từ ngày 14- 17/5/2022.

Theo đó, nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay hiện ở mức thuận lợi hơn với năm 2020- 2021. Xâm nhập mặn ở tháng 5 có xu thế giảm dần.

Để phòng tránh các thiệt hại do hạn mặn gây ra đối với các khu vực sản xuất vụ Hè Thu cách biển 20- 25km, các địa phương cần phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, cập nhật lịch vận hành, tranh thủ lấy ngọt (khi độ mặn ngoài sông cho phép) để tích trữ nước ao, ruộng, mương liếp…

Lưu ý, khi tưới cho cây trồng, nhất là khu vực trồng cây ăn quả (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng…) cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới.

NGUYÊN KHANG

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh