Nông sản luôn có giá cả phập phù trên thị trường và lợi nhuận thường thấp so với công sức, chi phí bỏ ra, thêm nữa nông dân phải trả cái giá quá cao, mà có thể gọi tên là "nền nông nghiệp đánh đổi". Đánh đổi rất nhiều thứ trong quá trình canh tác sản xuất.
(VLO) Nông sản luôn có giá cả phập phù trên thị trường và lợi nhuận thường thấp so với công sức, chi phí bỏ ra, thêm nữa nông dân phải trả cái giá quá cao, mà có thể gọi tên là “nền nông nghiệp đánh đổi”. Đánh đổi rất nhiều thứ trong quá trình canh tác sản xuất.
Miếng ruộng là tài sản lớn của nông dân, cùng với nhiều khoản chi phí đầu tư khác đó là những con số có thể tính toán được. Nhưng còn những thứ nông dân phải đánh đổi thì rõ ràng rất khó để cho ra những con số cụ thể.
Trước hết là tình trạng nghèo hóa độ màu mỡ của đất đai, do tình trạng thiếu phù sa; cùng với đó, là quá trình sử dụng phân bón hóa học qua nhiều năm, đã làm giảm giá trị tài sản của nông dân là miếng ruộng, miếng vườn.
Làm ruộng mấy mươi năm, thiệt tình giờ đây hỏi Hai Lúa tui về các loại thuốc bảo vệ thực vật, vẫn rất lúng túng. Ra các đại lý sẽ thấy... một rừng các nhãn hiệu thuốc từ quen thuộc cho đến các loại thuốc mới cứ xuất hiện thường xuyên.
Nông dân chưa kịp thuộc tên, thuộc đặc tính sử dụng của loại thuốc này thì đã thấy ra loại thuốc mới. Nhiều lúc phải hỏi người bán thuốc mới biết đường mà mua.
Tình trạng này do có sự cạnh tranh của các hãng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trong cuộc đua “siêu lợi nhuận” này, họ đua nhau quảng cáo bằng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp nhan nhản hàng ngày.
Đồng thời, còn một nguyên nhân mà nông dân phải chạy theo các loại thuốc mới là vì sự thích ứng đáng kinh ngạc của các loại sâu bọ, khi mà chỉ cần trải qua vài ba vụ là chúng đã kháng thuốc rồi.
Chính cái vòng lẩn quẩn này đã đem lại tác hại khôn lường cho bản thân người nông dân, cho cả nền nông nghiệp, phải đánh đổi cái giá quá cao.
Không ít trường hợp gây bệnh do tiếp xúc lâu dài, thường xuyên với hóa chất. Đánh đổi sức khỏe để tạo nên nông sản là một hồi chuông báo động, nhưng khó mà có sự xoay chuyển tình thế này trong một sớm, một chiều.
Còn sự đánh đổi về môi trường là hậu quả có thể tính đến hàng trăm năm sau. Thực tế đã chứng minh, những chất độc trong chiến tranh rải xuống sẽ tồn lưu trong đất đến hàng thế kỷ.
Giờ đây, tiếp nối là lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại đổ xuống ruộng qua hàng năm thấm vào đất, thấm vào những mạch nước ngầm, chưa có một cuộc tổng khảo sát khoa học với những máy móc hiện đại để có một đánh giá thật sự chính xác.
Và có thể còn lâu chúng ta mới làm được điều này. Suy cho cặn kẽ, bó rau, hột lúa, trái cây... đem lại lợi nhuận cho nông dân chưa được thỏa đáng, nhưng cái giá phải trả trong hiện tại và cả tương lai thì lớn quá!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin