Xâm nhập mặn có xu thế giảm dần trong tháng 4

10:04, 09/04/2022

Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, do ảnh hưởng của việc duy trì xả nước ở mức cao của thủy điện thượng lưu từ giữa tháng 2/2022 đến nay kết hợp với mưa lớn trái mùa ở nhiều nơi nên làm mực nước trên hệ thống sông, rạch vùng ĐBSCL gia tăng, xâm nhập mặn giảm và còn có xu thế giảm dần trong tháng 4 này.

(VLO) Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, do ảnh hưởng của việc duy trì xả nước ở mức cao của thủy điện thượng lưu từ giữa tháng 2/2022 đến nay kết hợp với mưa lớn trái mùa ở nhiều nơi nên làm mực nước trên hệ thống sông, rạch vùng ĐBSCL gia tăng, xâm nhập mặn giảm và còn có xu thế giảm dần trong tháng 4 này.

Hiện mực nước tại thủy điện Cảnh Hồng ở mức 537,03m tương ứng với lưu lượng xả nước khoảng 1.850m3/s. Các hồ chứa trên lưu vực sông Mekong còn dung tích điều tiết bình quân vào khoảng 46,7%, tương đương với tổng dung tích còn khoảng 30,6 tỷ m3.

Trong tuần từ 31/3- 7/4, mưa xuất hiện nhiều nơi ở vùng ĐBSCL với vũ lượng bình quân khoảng 30- 50mm, một số nơi mưa lớn với vũ lượng trên 100mm như Kiên Giang, Cà Mau.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long (đến ngày 7/4) tại trạm Tân Châu đạt 1,43m (cao hơn trung bình nhiều năm 0,33m và cao hơn các năm gần đây cùng thời kỳ từ 0,13- 0,38m), tại trạm Châu Đốc là 1,54m (cao hơn trung bình nhiều năm 0,31m và cao hơn các năm gần đây cùng thời kỳ từ 0,13- 0,37m).

Dự báo trong tháng 4, xâm nhập mặn có xu thế giảm dần. Ranh giới mặn 1‰ trên sông Tiền cách cửa sông khoảng 50- 55km, sông Hàm Luông khoảng 68- 72km, các cửa sông khác từ 40- 45km, sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 65- 70km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé đã đi vào hoạt động, chủ động kiểm soát được mặn xâm nhập.

MỸ TRUNG 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh