"Công tác giám sát và phản biện xã hội của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013- 2021 là điểm sáng nổi bật trong các tỉnh ĐBSCL"- đây là nhận xét của ông Lê Tiến Châu- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi đến kiểm tra, khảo sát công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh vừa qua.
Giám sát và phản biện xã hội góp phần quan trọng ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. |
(VLO) “Công tác giám sát và phản biện xã hội của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013- 2021 là điểm sáng nổi bật trong các tỉnh ĐBSCL”- đây là nhận xét của ông Lê Tiến Châu- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi đến kiểm tra, khảo sát công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh vừa qua.
Quan tâm triển khai thực hiện tốt
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền, các ngành có liên quan và của cả hệ thống chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp trong tỉnh đã tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng trong nội bộ và các tầng lớp Nhân dân, nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, đã tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
Việc ký kết và thực hiện các chương trình phối hợp giám sát của MTTQ Việt Nam đã huy động được sự tham gia có trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều tổ chức thành viên của mặt trận vào công tác giám sát.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã được các cơ quan tiếp thu, đánh giá cao, đã và đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp cấp ủy Đảng, chính quyền khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Cấp ủy các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh, chỉ đạo ban hành khoảng 723 văn bản để triển khai, chỉ đạo và thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội.
Bà Lê Thị Lệ Uyên- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: Hàng năm, chính quyền các cấp có văn bản đề nghị MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội tổ chức phản biện xã hội các dự thảo Nghị quyết của HĐND, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội.
Qua đó, góp phần vào việc ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh.
Giai đoạn 2013- 2021, thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì tổ chức giám sát được 36 nội dung, trong đó có 28 nội dung giám sát bằng đoàn giám sát, 8 nội dung giám sát bằng văn bản, với 194 cuộc.
Tập trung vào các nội dung như thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc chấp hành pháp luật của cơ sở y tế tư nhân, giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, việc thực hiện Luật Hợp tác xã và phát triển kinh tế tập thể, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân...
Riêng từ năm 2017- 2021 cũng đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội được 21 cuộc với 21 nội dung về các dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội. Cấp huyện, cấp xã cũng tổ chức được rất nhiều nội dung giám sát và phản biện xã hội, góp phần hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách tại địa phương.
Theo ông Hồ Văn Huân- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sau giám sát, phản biện, UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp trong tỉnh ghi nhận, các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp giải quyết vụ việc, tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý nhà nước; kịp thời đáp ứng yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, được cử tri đồng thuận cao, góp phần vào công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp ngày càng hoàn thiện hơn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội
Nhiều cuộc hội nghị phản biện xã hội được tổ chức góp phần hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực. Ảnh chụp trước dịch |
Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác giám sát và phản biện xã hội là nhằm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Và để khắc phục một số hạn chế như còn một số MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp xã lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội, nhiều vấn đề Nhân dân bức xúc nhưng thiếu cơ chế cụ thể để giám sát; số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội một số nơi chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của Nhân dân, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức viên chức và Nhân dân về nội dung, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của công tác giám sát và phản biện xã hội để thống nhất về nhận thức, phối hợp thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
Đồng thời, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp.
Đặc biệt, phải quan tâm lựa chọn nội dung thiết thực, xuất phát từ nhu cầu lợi ích của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; chú ý đa dạng các hình thức nắm thông tin trước khi giám sát; theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát để việc giám sát của mặt trận và các đoàn thể đạt hiệu quả cao nhất.
Theo ông Bùi Văn Nghiêm- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, công tác giám sát và phản biện xã hội góp phần hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách của tỉnh; qua giám sát các vấn đề bức xúc của người dân được tháo gỡ, từ đó công tác vận động quần chúng Nhân dân cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chưa có chuyên môn sâu nên cần đầu tư bổ sung thêm nguồn nhân lực và nghiên cứu lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội sát thực tế, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam- Lê Tiến Châu đánh giá, công tác giám sát và phản biện xã hội của tỉnh Vĩnh Long là điểm sáng nổi bật trong các tỉnh ĐBSCL; thể hiện được sự quan tâm và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị; tỉnh đã ban hành nhiều văn bản sớm, có sự phối hợp tốt với các ban ngành liên quan và nội dung giám sát rất đa dạng. Ông cũng khẳng định công tác giám sát và phản biện xã hội phải độc lập, nhằm mục đích xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Đồng thời, ông cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt các quy định liên quan đến giám sát và phản biện xã hội, thống nhất về nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp; tiếp thu và phản hồi nghiêm túc các kiến nghị sau giám sát, sau phản biện.
Bên cạnh, hoạt động giám sát và phản biện xã hội phải chọn những nội dung có trọng tâm trọng điểm, là vấn đề bức xúc được chính quyền và Nhân dân quan tâm. Đồng thời phải phát huy được vai trò, sự tham gia của các tổ chức thành viên, mời gọi được sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học để nâng cao chất lượng trên các lĩnh vực.
Bài, ảnh: HẢI YẾN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin