Tự hào, trân trọng truyền thống lịch sử của quê hương, nhân kỷ niệm 290 năm thành lập Long Hồ dinh, 190 năm thành lập tỉnh Vĩnh Long, 30 năm tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học với tên gọi "Từ Long Hồ dinh đến tỉnh Vĩnh Long ngày nay" với mục đích làm rõ lịch sử hình thành, phát triển, đời sống kinh tế, xã hội... của vùng đất Long Hồ dinh và tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ lịch sử.
Giới thiệu sách tại buổi hội thảo. |
Tự hào, trân trọng truyền thống lịch sử của quê hương, nhân kỷ niệm 290 năm thành lập Long Hồ dinh, 190 năm thành lập tỉnh Vĩnh Long, 30 năm tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học với tên gọi “Từ Long Hồ dinh đến tỉnh Vĩnh Long ngày nay” với mục đích làm rõ lịch sử hình thành, phát triển, đời sống kinh tế, xã hội... của vùng đất Long Hồ dinh và tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ lịch sử.
Tiến trình lịch sử 290 năm của vùng đất Long Hồ dinh, 190 năm thành lập tỉnh Vĩnh Long là những trang sử oai hùng, đã in đậm biết bao mồ hôi, công sức, máu xương của các thế hệ tiền nhân dựng xây vùng đất mới. Đó là quá trình các thế hệ cha ông đi khai hoang mở cõi, chung lưng đấu cật chinh phục thiên nhiên, lập xóm, lập làng, tạo dựng những nền tảng văn hóa, tinh thần, cho các thế hệ cháu con. Đồng thời, định hình nên cốt cách, những đặc trưng văn hóa rất riêng.
Lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ của Việt Nam không chỉ có niên đại vài thế kỷ mà chúng ta thường gọi là “vùng đất mới” mà theo các tài liệu khảo cổ học và các nguồn thư tịch cổ đã chứng minh những chủ nhân đầu tiên của vùng đất này thuộc về vương quốc Phù Nam, một quốc gia hình thành vào khoảng đầu công nguyên với nền văn hóa Óc Eo rực rỡ, với truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ cường thịnh, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối vùng vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường giao thông huyết mạch từ Nam Đông Dương sang Ấn Độ.
Sau thời kỳ phát triển rực rỡ, vương quốc Phù Nam bắt đầu quá trình tan rã và bị Chân Lạp thôn tính vào thế kỷ VII. Tuy nhiên trên thực tế do dân cư ít ỏi cộng với sự khác biệt về tập tính sinh hoạt và tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên với các nước láng giềng, triều đình Chân Lạp đã không thực thi đầy đủ quyền cai quản của mình đối với “Thủy Chân Lạp” phần đất thuộc vương quốc Phù Nam trước kia. Cho đến tận thế kỷ XIII, nơi đây vẫn còn rất hoang vu mà theo miêu tả của Chu Đạt Quan (người Trung Quốc trong quyển Chân Lạp phong thổ ký) “… hầu hết là rừng thấp, cây rậm… kéo dài mấy trăm dặm, cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm…”.
Hội thảo nhằm làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất lịch sử. |
Và miền đất gần như vô chủ ấy chỉ thực sự được đánh thức khi những lớp lưu dân người Việt vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Bước đầu họ sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông, khi những lưu dân đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông, xóm làng cũng dần dần xuất hiện. Mỗi làng được hình thành thì đình làng, chùa chiềng cũng được dựng lên, đó là nơi sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng dân gian của các lưu dân người Việt. Tiếp đến người Hoa cũng xuất hiện ở vùng đất này và chung sống cộng cư cùng với những cư dân người Việt và người Khmer đã đến trước đó. Tuy nhiên, các lưu dân người Việt có ưu thế lớn về số lượng và ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong việc khai phá vùng đất mới. Trên cơ sở đó các chúa Nguyễn đã chủ động triển khai, tổ chức di dân người Việt vào Nam Bộ, đồng thời tạo điều kiện cho người Hoa đến sinh sống, cộng cư với người Việt, người Khmer trên vùng đất đang được khai phá. Mặt khác, các chúa Nguyễn cũng chuẩn bị cho việc thiết lập bộ máy tổ chức hành chính
nơi đây.
Giới thiệu sách nhân hội thảo khoa học “Từ Long Hồ dinh đến tỉnh Vĩnh Long ngày nay”. |
Tự hào, trân trọng truyền thống lịch sử của quê hương, nhân kỷ niệm 290 năm thành lập Long Hồ dinh, 190 năm thành lập tỉnh Vĩnh Long, 30 năm tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học “Từ Long Hồ dinh đến tỉnh Vĩnh Long ngày nay” với mục đích làm rõ lịch sử hình thành, phát triển, đời sống kinh tế, xã hội... của vùng đất Long Hồ dinh và tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ lịch sử. Khẳng định sự cộng cư của các dân tộc đã làm nên vùng đất Vĩnh Long ngày nay và những phần đất thuộc Vĩnh Long xưa, vai trò của Long Hồ dinh trong việc gìn giữ biên cương, lãnh thổ của đất nước. Hội thảo nhằm sưu tầm, tập hợp thông tin, tư liệu, hiện vật, hình ảnh... tiến tới phục vụ cho các hoạt động kỷ niệm 300 năm thành lập Long Hồ dinh sẽ diễn ra vào năm 2032.
Đồng thời qua cuộc hội thảo này nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Khẳng định những kết quả nổi bật mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã đạt được qua 30 năm tái lập tỉnh từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để tỉnh nhà tiếp tục phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời gian tới.
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin