Theo bản tin dự báo nguồn nước vùng ĐBSCL ngày 24/2 của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, diễn biến mặn mùa khô năm 2021- 2022 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm 5- 10 km; một số thời điểm tương đương- cao hơn so với mùa khô năm 2020- 2021.
Theo bản tin dự báo nguồn nước vùng ĐBSCL ngày 24/2 của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, diễn biến mặn mùa khô năm 2021- 2022 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm 5- 10 km; một số thời điểm tương đương- cao hơn so với mùa khô năm 2020- 2021.
Dự báo mặn xâm nhập sâu nhất trong tháng 3, mặn 1g/l cao nhất trên sông Tiền 53-55 km, sông Hàm Luông 70- 75 km, các cửa sông khác 60- 62km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 100- 110 km. Vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trên đồng bằng.
Tiềm năng nguồn nước tự nhiên về đồng bằng mùa kiệt 2021- 2022 xem như ở những năm kiệt nước. Tuy nhiên, do có điều tiết gia tăng từ các thuỷ điện trên lưu vực, vì vậy nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay được dự báo ở mức tương đương với năm 2020- 2021, phụ thuộc vào việc vận hành của các đập thủy điện thượng nguồn. Xâm nhập mặn có thể diễn biến bất thường, nguy hiểm ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thuỷ điện.
Để giảm thiểu các thiệt hại, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khuyến nghị các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng nhất là vùng cách biển đến 35- 45 km, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân 2022 xong phải chờ nguồn nước ngọt trên sông ổn định hoặc chờ mưa diện rộng mới xuống giống vụ Hè Thu tiếp theo. Đồng thời phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, cập nhật lịch vận hành, tranh thủ lấy ngọt (khi độ mặn ngoài sông cho phép) để tích trữ nước ao, ruộng, mương liếp…Đặc biệt, khi tưới cho cây trồng, nhất là khu vực trồng cây ăn quả Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng… cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới.
H.M
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin