Vĩnh Long đảm bảo các điều kiện chăm sóc F0 tại nhà

06:12, 10/12/2021

Căn cứ báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa X, đại biểu quan tâm thảo luận nhiều vấn đề trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản, việc tổ chức các tổ y tế cộng đồng để can thiệp kịp thời khi thực hiện điều trị F0 tại nhà. Ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có những giải trình làm rõ các ý kiến này.

(VLO) Căn cứ báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa X, đại biểu quan tâm thảo luận nhiều vấn đề trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản, việc tổ chức các tổ y tế cộng đồng để can thiệp kịp thời khi thực hiện điều trị F0 tại nhà. Ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có những giải trình làm rõ các ý kiến này.

Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

Các đại biểu cho rằng, tình trạng giá vật tư nông nghiệp tăng cao từ 2-3 lần mức bình thường, làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của người nông dân, kết hợp với việc giá bán giảm mạnh, khó khăn trong việc tiêu thụ làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của người dân.

Mặt khác, giá vật tư tăng mạnh sẽ xuất hiện hàng gian, hàng giả, kém chất lượng tăng mạnh trên thị trường.

Thống nhất với ý kiến của đại biểu về tình hình giá vật tư tăng cao, ông Lữ Quang Ngời cho rằng tỉnh đã nhận thấy được các khó khăn nêu trên đối với người nông dân và đã có đánh giá về nội dung này.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến giá phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi; làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của người dân.

Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề mà đại biểu và cử tri trong tỉnh rất quan tâm.
Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề mà đại biểu và cử tri trong tỉnh rất quan tâm.

Giá phân bón hóa học trong nước chịu ảnh hưởng và liên thông với giá nguyên liệu sản xuất của quốc tế, dịch COVID-19 đã làm cho chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng dẫn đến giá phân bón trong nước tăng theo.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng, nguyên nhân chủ yếu là giá nguyên liệu (bắp, đậu nành, lúa mì...) nhập khẩu tăng; ngoài ra việc các doanh nghiệp FDI đang quản lý gần như toàn bộ việc sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng khiến cho việc quản lý giá thành gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên. Trong năm 2021 đã thực hiện 24 cuộc thanh tra tại 3.143 cơ sở; thu 99 mẫu hàng hóa để kiểm tra chất lượng; đã có kết quả 93 mẫu, trong đó có 84 mẫu đạt (chiếm tỷ lệ 84,8%); đã thực hiện thanh tra phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm.

Qua đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần giúp cho người sản xuất, kinh doanh, sử dụng hàng hóa vật tư nông nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời thông tin thêm, với việc triển khai nhiều chính sách của Chính phủ, đặc biệt là chủ trương về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.

Ngành nông nghiệp có những tín hiệu tích cực đến từ kết quả cơ cấu lại ngành và khôi phục thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thu mua tiêu thụ hàng hóa nông sản; dự kiến giá trị gia tăng nông nghiệp- thủy sản cả năm 2022 khoảng 2,5%.

Ngành nông nghiệp được duy trì và phục hồi là tín hiệu tốt giúp các lĩnh vực công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thủy sản, phân bón hóa học... phục hồi, mở rộng sản xuất.

Về vấn đề chăm sóc F0 tại nhà

Đại biểu thảo luận về việc tổ chức các Tổ y tế cộng đồng rất cần thiết để can thiệp kịp thời các tình huống khẩn cấp khi thực hiện điều trị F0 tại nhà. Ngành y tế có giải pháp gì để đảm bảo ứng phó kịp thời. Đây là vấn đề cử tri trong tỉnh đang rất quan tâm.

Ông Lữ Quang Ngời giải trình, nhằm ứng phó tình hình F0, F1 tăng cao, tỉnh triển khai các giải pháp chăm sóc F0 và F1 tại cộng đồng theo Quyết định số 2852 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Phê duyệt kế hoạch quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 3319 của UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt phương án quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 (F0) không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Xét nghiệm và thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ảnh: CẨM HUỆ
Xét nghiệm và thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ảnh: CẨM HUỆ

Đồng thời, tổ chức tập huấn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung về hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; hướng dẫn thực hiện phương án “Quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 (F0) không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” và Quyết định số 4156 của Bộ Y tế, hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo củng cố, thành lập các Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng (Tổ COVID cộng đồng), với thành phần của tổ gồm từ 3-5 người là cán bộ khóm, ấp, tổ dân phố, các đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư; trong đó phân công 1 đồng chí làm tổ trưởng.

Tổ trưởng Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 là Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân cư hoặc Trưởng ban quản lý tòa nhà, khu chung cư. Tổ phó sẽ là 1 nhân viên y tế có kinh nghiệm. Những người tham gia Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, trừ những người đã nhiễm COVID-19.

Nhiệm vụ chính của tổ chăm sóc là quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Về nhân lực, mỗi khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại nhà có thể thành lập một hoặc nhiều tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19.

Mỗi tổ có ít nhất 3 người, có thể chăm sóc cho khoảng 10 - 20 F0 được cách ly tại nhà theo danh sách phân bổ cụ thể và báo cáo hàng ngày về trạm y tế lưu động, trạm y tế về tình hình sức khỏe F0 được giao quản lý, chăm sóc điều trị tại nhà.

Tính đến ngày 6/12/2021, tỉnh Vĩnh Long hiện có 5.248 tổ, nhóm COVID-19 cộng đồng với 17.219 thành viên; 89 trạm y tế lưu động, 107 trạm y tế, với 427 cán bộ y tế tham gia.

Bài, ảnh: HẢI YẾN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh